Dartmouth College áp dụng chính sách “need blind” cho sinh viên quốc tế cần hỗ trợ tài chính

Điều này đồng nghĩa với việc trường không nhìn vào mức đóng góp của sinh viên quốc tế để đưa ra quyết định nhận thí sinh đó hay không.  

Đầu tuần qua, 16 trường Đại học danh tiếng tại Mỹ, bao gồm Dartmouth, bị cựu sinh viên kiện với cáo buộc thông đồng với nhau cắt giảm hỗ trợ tài chính đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 

Bài báo đăng tải trên The New York Times cho hay cáo buộc này xoay quanh một phương pháp hỗ trợ tài chính mà các trường này thông đồng áp dụng. Theo đơn kiện, 16 trường cộng tác trong một tổ chức có tên là 568 President Group sử dụng phương pháp đồng thuận để đánh giá khả năng chi trả của sinh viên và dựa vào đó để ra quyết định tuyển sinh đối với hồ sơ này.

Đơn kiện nêu rõ, trong nhóm này có 9 trường nhiều năm qua thực tế không hề áp dụng chế độ “Need-blind” này, Dartmouth cũng là một trong số đó. “Need- blind” được hiểu là chính sách tuyển sinh không xét đến điều kiện tài chính của ứng viên. Cáo buộc này cho rằng một số trường hiện áp dụng chính sách “Need-blind” nhưng thực tế không phải. Có nhiều bằng chứng cho thấy, các trường danh tiếng giàu vẫn xét tuyển dựa trên cả hai yếu tố: chất lượng hồ sơ và khả năng chi trả học phí của sinh viên.

Trước diễn biến này, Chủ tịch Đại học Dartmouth – ông Philip Hanlon tuyên bố: “Tôi rất vui khi thông báo Dartmouth chính thức mở rộng phương thức tuyển sinh của mình, mở rộng cơ hội cho cả các sinh viên quốc tế.” Điều này có nghĩa là khi xem xét hồ sơ của sinh viên ở những nơi bên ngoài nước Mỹ, nhu cầu tài chính không còn là yếu tố quyết định khả năng nhập học của thí sinh đó nữa. 

Cũng trong phát biểu của mình, ông Philip Hanlon thông báo Dartmouth trở thành 1 trong 6 trường duy nhất tại Mỹ áp dụng chính sách “need-blind” và bảo đảm sẽ đáp ứng 100% hỗ trợ tài chính. Hình thức này cũng được áp dụng cho tất cả các sinh viên đã đang học tại trường này đến này. 

Thông báo này được công bố trong vòng chưa đầy 2 ngày sau khi vụ kiện phía trên được phanh phui. Đột ngột thay đổi chính sách tuyển sinh của mình, liệu đây có phải là một sự trùng hợp đến từ Dartmouth? 

Tuyên bố của ông Philip cũng khẳng định, Dartmouth thực hiện thay đổi mang tính lịch sử này bởi vì có hàng trăm, hàng triệu người tin rằng ứng viên người Mỹ hay quốc tế đều nên được đánh giá khả năng một cách công bằng, trên cùng một tiêu chí. Dartmouth cam kết chi 90 triệu đô la tài trợ học bổng cho những sinh viên được hưởng thụ chế độ “need-blind” sắp tới này, gọi đây là “món quà học bổng duy nhất và cũng như lớn nhất trong lịch sử Dartmouth”. Ông Philip cho rằng sự có mặt của các sinh viên quốc tế sẽ làm môi trường học tập tại Dartmouth phong phú, đa dạng hơn. Để làm được điều này, sức mạnh của hỗ trợ tài chính (financial aids) sẽ có khả năng thay đổi cuộc đời họ. 

Nhóm chuyên gia chỉ ra rằng, những trường Đại học danh tiếng thường tuyên bố áp dụng “need-blind” với một vài nhóm ứng viên nhất định (ví dụ như ứng viên trong danh sách chờ hoặc ứng viên quốc tế). Điều này lại dấy lên một tranh cãi từ phía các chuyên gia bởi khi  các trường yêu cầu những đối tượng ứng viên trên nộp đơn bổ sung, hội đồng tuyển sinh hoàn toàn có thể dễ dàng xác nhận được liệu ứng viên này có cần hỗ trợ tài chính hay không. Tức là các trường không thật sự “need-blind” với các nhóm này như họ tuyên bố. 

Vậy theo chân Dartmouth, liệu còn trường đại học nào trong số nhóm trường trên tiếp tục đưa ra tuyên bố như vậy để chống lại đơn kiện mình?

Còn bạn nghĩ gì về chính sách “need-blind”? Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì về vấn đề financial aids, liên hệ ngay đến nhóm tư vấn APUS để chúng tôi cùng bạn tìm ra giải pháp thích hợp nhất.