Hé lộ bài luận được nhận vào Georgia Institute of Technology của Hoàng Tùng

Hoàng Tùng cựu học sinh chuyên toán tại trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đã được 3 trường đại học của Mỹ nhận vào học lần lượt là Georgia Institute of Technology, University of Minnesota Twin Cities và Rose-Hulman Institute of Technology với mức học hổng hỗ trợ tài chính lên đến hơn 2,7 tỷ.
Mùa thu 2018 tới đây, em sẽ lên đường tới ngôi trường mơ ước của mình – Georgia Institute of Technology – Gatech với chuyên ngành bạn chọn học là Kỹ sư y sinh (Engineering Program) –Mặc dù Gatech là trường công và chưa từng có chính sách cấp học bổng cho sinh viên quốc tế nhưng đây là trường có tỉ lệ sinh viên quốc tế ra trường xin được việc làm nhanh và tốt nhất ở Mỹ. Trường có tỉ lệ sinh viên trúng truyển khá thấp, chỉ 23% cho sinh viên quốc tế. Một chi tiết thú vị khác, trường được Business Insider xếp hạng đầu tiên trong danh sách các trường công lập thông minh nhất nước Mỹ. Dù được các trường khác cấp học bổng rất cao nhưng em đã cân nhắc giữa những lựa chọn về đam mê, khả năng xin việc… nên Tùng đã chọn Biomed Engineering tại Gatech – chương trình đào tạo top 1 ở Mỹ.
Để vào được ngôi trường mình hằng mong muốn Tùng đã có một quãng thời gian tập trung để chuẩn bị mọi thứ thật tốt. Tuy nhiên kết quả các bài chuẩn hóa đã làm Tùng đôi chút lo sợ về khả năng mình được nhận vào trường. Điểm ACT và SAT Subject Tests của em chỉ ở mức trung bình để có thể gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Tùng đã tìm cách cải thiện hồ sơ của mình bằng cách đầu tư cho bài luận. Em biết rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mình được chọn hay không nên đã dành thời gian suy nghĩ, lên ý tưởng và hoàn thiện bài luận của mình thật tốt.
Chia sẻ một ít về nội dung bài luận, Tùng nghĩ rằng chi tiết có sức nặng lớn nhất trong bài viết của mình là đoạn em tự hỏi chính mình về ý nghĩa của ngành khoa học, cách chúng được giảng dạy trong trường lớp: “Run, run away”–voices whispered in my head. Angry and desperate. “They are living a life of the distant past, dying the death of an ancient language, submerging the light into the darkness of barbarism …You don’t have to learn to speak a dead language since you live with human, not the ghost of dogmatism. Is the man still the man of culture when he speaks a language that explains no one and no one understands?” “Ở đây, em phản ánh nỗi niềm của mình trong việc học các môn khoa học ở trường lớp: hoàn toàn là lý thuyết, hiếm khi nào em thấy được ý nghĩa của việc học những kiến thức ấy. Nếu những kiến thức đó là một ngôn ngữ thì em không thể dùng nó đối thoại với cuộc đời và tự nhiên, và vì thế thứ ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chết và vô nghĩa. Từ đó, em nhận ra con đường khoa học là tự tìm kiếm và khám phá.
Câu chuyện biến trắc trở thành lợi thế sẽ được Tùng chia sẻ cụ thể hơn trong chương trình tọa đàm: Chiến thuật lội ngược dòng – Biến trắc trở thành lợi thế
APUS Vietnam thân mời quý phụ huynh và các em tham gia:
– Tại: Hội trường số 1, tầng 2, Khách sạn TQT, số 1 Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngã ba Yết Kiêu và Trần Quốc Toản)
– Vào lúc: 1:30h- 5:00h chiều Chủ Nhật ngày 17/6/201.
Vui lòng đăng ký tham dự toạ đàm và đặt câu hỏi cho những ứng viên đã xuất sắc chinh phục giấc mơ du học Mỹ bằng chính quyết tâm, sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ qua: http://bit.ly/ToaDamHNChienThuatLoiNguocDong hoặc 098 202 8888/Email: info@35.91.198.15