thi SAT

Không cần SAT/ACT khi nộp vào các trường công lập tại một số bang ở Mỹ

Đại học Bang Iowa (Iowa State University), Đại học Iowa (University of Iowa) và Đại học Bắc Iowa (University of Northern Iowa) đã chính thức bãi bỏ yêu cầu điểm thi SAT hoặc ACT trong hồ sơ nhập học. Đây là kết quả từ cuộc bầu cử tại buổi họp của Hội đồng Quản trị Iowa.

Báo cáo từ cuộc họp cho biết: “Hiện đã có 3 trường thuộc nhóm Big 10 và 3 trường thuộc nhóm Big 12 sẽ vĩnh viễn áp dụng quy chế tuỳ chọn nộp điểm thi chuẩn hóa. Các trường thành viên còn lại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm chính sách này”

Giám đốc Học vụ Rachel Boon nói thêm: “Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các bài thi chuẩn hóa chỉ có giá trị giúp dự đoán GPA của sinh viên trong năm đầu tiên, nhưng càng về sau thì càng hạn chế và không liên quan đến tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên đó. Việc các trường đồng loạt thúc đẩy sự thay đổi này đã khiến bang Iowa cũng khẩn trương đưa ra quyết định.”

Tháng 12 vừa qua, Đại học Harvard đã gia hạn quyết định tùy chọn nộp điểm thi chuẩn hóa cho đến niên khóa năm 2030 

Harvard từng giải thích về quyết định của mình: “Chu kỳ tuyển sinh hiện tại là chu kỳ thứ hai sinh viên có thể nộp đơn mà không yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn do ảnh hưởng của COVID-19. Với quy trình tuyển sinh toàn diện của Harvard, các bài kiểm tra tiêu chuẩn là một trong những yếu tố được nhiều người cân nhắc. Thành tích trong và ngoài lớp học trong suốt những năm trung học — bao gồm các hoạt động ngoại khóa, đóng góp cho cộng đồng, trách nhiệm với gia đình — được coi là một phần của quá trình nhập học. Học sinh không nộp điểm thi chuẩn hóa sẽ không bị thiệt thòi trong quá trình làm hồ sơ. Các ứng viên sẽ được xem xét dựa trên những gì họ đã trình bày và sinh viên được khuyến khích gửi bất kỳ tài liệu nào mà họ tin rằng sẽ truyền đạt thành tích của họ tốt nhất cũng như kỳ vọng của họ tại trường cho tương lai.” 

Quyết định này của Harvard nhận được không ít sự chú ý. Sau cùng thì Harvard vẫn là Harvard, lập trường này giúp các trường danh tiếng cạnh tranh cao khác vững vàng hơn khi đi theo lựa chọn này. 

Nhưng Iowa có thể có nhiều mang lại tác động hơn. Nếu so sánh lượng ứng viên khổng lồ mà Harvard nhận được, có nhiều sinh viên hơn đang cố gắng mỗi năm để được vào các trường thuộc tiểu bang Iowa. 

Các quyết định trên toàn tiểu bang đối với các trường công lập đặc biệt quan trọng vì nhiều sinh viên chỉ nộp đơn vào các trường công lập tại tiểu bang của họ.

Một sự thật khác về Iowa mà chúng ta không nên bỏ qua: Thành phố Iowa là quê hương của ACT, tổ chức tài trợ cho bài kiểm tra cùng tên được hàng trăm nghìn học sinh thực hiện — kể cả năm ngoái trong bối cảnh đại dịch.

Janet Godwin – Giám đốc Điều hành ACT cho biết: “Tôi không bất ngờ về phong trào chuyển đổi sang tự chọn nộp bài thi chuẩn hóa này. Đây là điều cần thiết trong tình trạng bình thường mới, và nó sẽ tồn tại lâu dài. Đây thực chất là lựa chọn của cá nhân mỗi người. Ứng viên và gia đình cần quan tâm mình nên thể hiện bản thân như thế nào là tốt nhất.”

Đồng thời, bà kêu gọi các trường đại học thảo luận nhiều hơn về các chính sách tùy chọn kiểm tra.

ACT đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm số tại trường và điểm ACT. Có 25% sinh viên cho thấy họ học tốt hơn ở đại học và một số kém hơn, dựa trên điểm ACT của họ.

Bà Jane Godwin bổ sung rằng một số ứng viên có lẽ sẽ trượt kỳ xét tuyển đại học vì họ không nộp điểm thi chuẩn hóa. Bà cũng trao đổi với các nhân viên tuyển sinh đại học, họ sợ lạm phát điểm sẽ xảy ra khi học sinh không nộp các bài thi này.

 Vì những lý do đó, Godwin cho biết, bà phản đối chính sách bỏ qua điểm thi chuẩn hóa (test-blind), theo đó bài thi ACT và SAT không được xem xét, ngay cả khi có ứng viên muốn nộp.

Trái lại, tổ chức The College Board lại tập trung vào bài thi SAT.  Bà Priscilla Rodriguez, phó chủ tịch của College Board dù không sử dụng cụm từ “bình thường mới”, cũng nhấn mạnh về các lựa chọn của ứng viên có nộp điểm SAT hay không như sau: “College Board và kỳ thì SAT được thành lập để tăng khả năng tiếp cận đại học và đó vẫn là sứ mệnh cốt lõi của chúng tôi. Khi gần như mọi trường đại học đều áp dụng tùy chọn SAT/ACT trong thời kỳ đại dịch, hàng triệu học sinh vẫn thi SAT. Xu hướng đó tiếp tục diễn ra năm nay, hầu hết học sinh muốn làm bài thi SAT để biết khả năng như thế nào rồi mới quyết định xem họ có muốn nộp điểm vào các trường đại học hay không. Khi được khảo sát, 83% ứng viên cho biết họ muốn tùy chọn nộp điểm thi SAT vào các trường đại học. Số liệu thống kê này đến nay vẫn vậy cho dù học sinh có dự định  thi SAT hay không.”

Bà nói thêm: “Một số học sinh có hồ sơ mạnh nên không cần điểm kiểm tra chuẩn hóa, trong khi những người khác sẽ được lợi khi gửi chúng. Những người này thuộc hàng trăm nghìn học sinh nông thôn, thế hệ thứ nhất trong nhà được và đại học có điểm SAT giúp củng cố hồ sơ của họ. Bằng chứng cho thấy khi các trường xem xét điểm SAT trong bối cảnh nơi học sinh sống và đi học, SAT giúp tăng tính đa dạng. Khi đại dịch kết thúc, SAT sẽ vẫn là một trong những cách dễ tiếp cận và hợp lý nhất để học sinh chứng tỏ bản thân. Điều quan trọng là các trường vẫn nên duy trì chính sách để các ứng viên tùy chọn nộp điểm.”

Ngoài Iowa, các bang khác tại Mỹ cũng có xu hướng áp dụng việc bỏ hoàn toàn điểm thi chuẩn hóa trong quy trình tuyển sinh Đại học ở tiểu bang của họ: 

  • Tại Colorado, Thống đốc Jared Polis đã ký quyết định hồi tháng 5/2021 gỡ bỏ việc nộp điểm SAT/ACT vào các trường Cao đẳng, Đại học công lập thuộc bang này. Thí sinh vẫn được tùy chọn nộp điểm hay không.
  • Illinois, Thống đốc J. B. Pritzker đã ký luật yêu cầu tất cả các trường cao đẳng và đại học công lập trong tiểu bang áp dụng tuyển sinh test-optional.
  • Tại Montana, Hệ thống Đại học Montana đã bỏ phiếu và quyết định cho thí sinh tùy chọn nộp điểm SAT và ACT – tuy nhiên yêu cầu ứng viên phải có điểm ACT để nhận học bổng danh dự.
  • Tại Bang Washington, tất cả các trường cao đẳng công lập hệ 4 năm đã quyết định chuyển sang tùy chọn nộp SAT/ACT (test-optional).
  • Vào tháng 5/2021, Hệ thống của Đại học Bang California (hệ thống bốn năm lớn nhất trong nước) đã thông quá và chính thức áp dụng việc không xét điểm SAT và ACT trong quá trình tuyển sinh Đại học.