3 trở ngại khi ôn SAT trong giai đoạn nước rút!

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến deadline vòng nộp hồ sơ sớm (ED/EA) của các trường Đại học Mỹ. Nhiều thí sinh nộp đang dồn sức cho hai kỳ thi SAT vào tháng 8 và tháng 10 để kịp nộp điểm cho vòng sớm tháng 11. Nếu bạn đang trong giai đoạn ôn thi SAT nước rút, và gặp phải 3 dấu hiệu sau, bạn sẽ cần làm gì?  

1. Không vững tâm lý:

Ôn SAT chỉ trong thời gian ngắn dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh. Học sinh có thể gặp phải những áp lực từ việc hủy thi do dịch, mắc những lỗi đơn giản làm hạ điểm thi, không đạt được số điểm như kỳ vọng của bố mẹ…. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, cũng như thể trạng sức khoẻ của học sinh.

2. Không có chiến lược ôn tập hiệu quả:

Rất nhiều học sinh cảm thấy hoang mang không biết nên ưu tiên luyện phần mình mạnh nhất hay cải thiện phần mình yếu nhất? Nên tập trung làm đề hay dành thời gian luyện theo từng chủ đề, từng kĩ năng? 

3. Không kiểm soát được những yếu tố “bất ngờ”

Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, có rất nhiều điều không thể lường trước, trong đó có cả việc các kỳ thi chuẩn hóa liên tiếp bị hủy. Nhiều trường Đại học Mỹ đã ra chính sách Test-optional, không yêu cầu thí sinh nộp điểm chuẩn hoá trong bộ hồ sơ ứng tuyển. Tuy vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ phớt lờ thành phần này. Thực tế cho thấy, điểm thi chuẩn hoá vẫn đóng vai trò nhất định trong việc xét tuyển. Tại Đại học Pennsylvania, 75% sinh viên được nhận ở vòng sớm ED đều nộp điểm SAT/ACT. Tại Đại học Columbia, 1510 – 1560 là số điểm SAT trung bình của 50% học sinh được nhận vào trường.

Do đó, học sinh cần chuẩn bị cả kế hoạch dự phòng khi kỳ thi SAT/ACT bị huỷ. Nếu ôn thi gấp, học sinh sẽ không có thời gian để chuẩn bị cho những thay đổi bất ngờ này.