Các ngành học “hot” đang có tỷ lệ chọi cạnh tranh hơn tại trường Mỹ?

Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tư vấn Tuyển sinh Đại học Quốc gia tháng rồi, ông Andy Borst, Giám đốc tuyển sinh đại học Đại học Illinois tại Urbana–Champaign (UIUC) đã công bố tỷ lệ trúng tuyển cho từng chuyên ngành khác nhau của trường này. 

Theo ông, ngành học càng đông ứng viên nộp đơn sẽ có tỷ lệ cạnh tranh càng cao. Do vậy. việc có được chọn vào trường hay không phụ thuộc nhiều vào định hướng ngành học của ứng viên đó. 

Cụ thể, trong đợt tuyển sinh vừa qua, UIUC đã nhận 28,355 sinh viên trong tổng số 63,258 hồ sơ nộp vào trường, và cuối cùng, có 7,963 sinh viên nhập học vào năm học đầu tiên. Đặc biệt, có đến 16% thí sinh nộp hồ sơ vào trường này (tương ứng ứng với 10,214 người) chọn theo học Khoa học máy tính nhưng chỉ 7% số này được nhận. Tương tự với ngành Kinh doanh, chỉ 28% trong số 6.771 người thí sinh được nhận. Trong khi đó 43% ứng viên được nhận vào ngành nông nghiệp và nghiên cứu môi trường; 52% được nhận vào chuyên ngành giáo duch, 50% được nhận vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các chuyên ngành. 49% sinh viên được nhận vào các chương trình Dự bị (chưa chọn chuyên ngành) nhưng họ cũng không chắc tỷ lệ chấp nhận của mình khi nộp vào các ngành học chính thức sau này là bao nhiêu.

Ngoài Đại học Illinois, các trường đại học khác tại phiên họp cũng cho rằng tỉ lệ cạnh tranh của một số chuyên ngành nhất định cao hơn các chuyên ngành khác. Đại học Minnesota – Twin Cities đã nhận 74% trong tổng số 38.030 người nộp đơn vào mùa thu này; trong đó chỉ có 33% (tương đương 7.675 người) trên tổng số thí sinh chọn chuyên ngành kinh doanh được nhận vào chuyên ngành kinh doanh, 30% (tương đương 1.075 thí sinh) được chọn và chuyên ngành điều dưỡng. 

Đại học Purdue đã nhận 53% trong tổng số số 68.309 nộp đơn vào học kỳ mùa thu. Trong đó tỉ lệ đỗ của khối ngành kỹ thuật là 41%; khoa học máy tính là 33%; và hàng không là 28%. 

Đối với cả ba trường đại học này, có một loạt các yếu tố đi đến quyết định tuyển sinh, bao gồm việc liệu sinh viên có sống trong tiểu bang hay không, họ có nộp vòng sớm hay không và — tất nhiên — chất lượng đơn đăng ký. Nhưng chắc chắn rằng ngành học họ chọn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh không kém.

Vậy ba trường này đã phản hồi như thế nào? 

Hệ thống chọn ngành học ngay khi vừa nhập học đã được ba trường áp dụng từ lâu. Giám đốc tuyển sinh của Đại học Minnesota Ông Keri Risic chia sẻ rằng đây là bước đệm để sinh viên sẵn sàng cho tương lai khi được khám phá ngành học mình mong muốn từ sớm. 

Bà nói thêm: “Sinh viên có nhiều lợi ích như được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn học tập và nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu cá nhân, có cơ hội kết nối với giảng viên ngay từ ngày đầu tiên. Sinh viên cũng có thể làm quen với các sinh viên khác trong trường đại học của họ nhanh hơn và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. ”

Andy Brost từ Đại học Illinois cho rằng cách thức tuyển sinh này của trường nhằm giúp trường nắm được số lượng giáo sư có thể thuê trong một số khoa nhất định trước khi sinh viên nhập học và đồng thời, giảm tải khối lượng công việc, giúp phân bổ giờ học hiệu quả và hỗ trợ sinh viên nhiều hơn. Sinh viên sẽ nhanh chóng đăng ký được các lớp cần học để đủ các tín chỉ và đảm bảo được quá trình tốt nghiệp đúng hạn. 

Ông giải thích thêm: “Mô hình chọn ngành trực tiếp từ lúc xét tuyển đầu vào giúp cân chỉnh số lượng sinh viên vào các ngành so với tổng thể sinh viên của trường. Nếu chúng tôi không chọn lọc ứng viên dựa trên ngành học đã chọn sẽ dẫn tới việc nhiều ứng viên cùng dồn vào một ngành, làm chênh lệch tỷ lệ các ngành khác.” 

Ví dụ, trong năm có 7000 sinh viên được nhận, sau khi kết thúc khoá đại cương để chọn ngành thì số sinh viên vào ngành khoa học máy tính sẽ vượt gần bốn lần (360%) hiện tại và một số ngành nhỏ hơn chỉ tuyển sinh với khoảng 75-85% so với tỷ lệ tuyển sinh hiện tại.”

Ngoài ra, hình thức này giúp trường tuyển được đa dạng sinh viên đến từ chủng tộc thiểu số hơn so với các cơ sở giáo dục khác.

Ông giải thích cụ thể: “Phân tích gần đây của chúng tôi cho thấy nếu UIUC sử dụng mô hình tuyển sinh vào đại học giống như nhiều trường đại học khác thì sinh viên người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi sẽ giảm gần 30%. Vì vậy chúng tôi dùng mô hình đầu vào trực tiếp để giữ lại khoảng 450 sinh viên năm đầu đại học, tạo thành một nhóm đa dạng gần 2.000 sinh viên sau bốn năm tuyển sinh”