Mẹo tìm Đại học Mỹ phù hợp trong thời gian gấp rút

Chọn trường như chọn “bạn đời”. Làm thế nào để tìm được trường Mỹ phù hợp?
 
Để chọn được trường phù hợp, có lẽ phụ huynh và học sinh nên cân nhắc kĩ giữa năng lực của học sinh, mục tiêu nghề nghiệp, khả năng tài chính của gia đình để biết nên chọn ngành nào và loại trường nào. Mình đưa ra một số thông tin cho riêng nhóm Đại học quốc gia (NUs)/Đại học khai phóng (LACs) để bạn cân nhắc.
 
Trường thứ hạng ngành càng cao thì mức độ cạnh tranh càng lớn và ngược lại. Hầu hết các trường tư ở Mỹ đều xét merit-based (cho tiền hỗ trợ theo học lực/năng lực) hoặc need-based (hỗ trợ tài chính theo thu nhập của gia đình hay nói cách khác expected family income). Theo Harvard, “in a typical year: 55% of our undergraduates receive need-based Harvard scholarships. 20% of Harvard parents have total incomes less than $65,000 and are not expected to contribute.”). Số ít trường tư ở Mỹ có chính sách need-blind cho sinh viên quốc tế, hiểu là họ cho tiền mà không cần quan tâm đến tài chính của gia đình, có trường cam kết cho full need (tức là cam kết có thể cho toàn bộ chi phí và sinh hoạt phí cho học sinh). Số ít trường công cũng xét học bổng cho sinh viên quốc tế, nhưng bạn đó phải có năng lực học thuật/ngoại khoá xuất sắc và sau khi trừ học bổng, các bạn thường vẫn cần đóng khoảng 30-40k/mỗi năm. Ngoài hai dạng học bổng trên trường Mỹ còn cho vay đi học hoặc cho tiền theo dạng work-study (vừa học và vừa làm max 20 hrs on campus/mỗi tuần).
 
Riêng các trường tư top đầu (thường trong top 30) cũng là nhóm có tỉ lệ cạnh tranh cao như Harvard, Stanford,… đều rất wealthy, rất nhiều tiền hỗ trợ cho sinh viên (cả bản xứ và quốc tế) miễn là thí sinh đáp ứng đủ tiêu chí của trường. Có những trường còn tuyên bố cho full need (như nhắc ở trên).
 
Cách để biết rõ nhất tiêu chí/yêu cầu một cách tương đối của các trường như thế nào, học sinh nên vào website từng trường, bao gồm cả trường kinh doanh, học sinh có thể bắt đầu từ danh sách này: https://www.usnews.com/best-colleges/rankings/business bằng cách click chọn từng trường> undergraduate > admissions rồi xem hướng dẫn cụ thể. Một số trường có quan điểm là business là ngành học đòi hỏi sinh viên phải đủ trưởng thành, có hiểu biết/kinh nghiệm ở một mức nhất định nên không có chương trình kinh doanh ở bậc Đại học mà chỉ có chương trình Sau Đại học. Những trường này sẽ đào tạo các chuyên ngành tương đương khác như kinh tế hay Psychology hay Toán để thay thế cho việc không có ngành kinh doanh ở bậc Đại học. Cũng vì vậy Kinh tế là ngành phổ biến nhất mà trường nào cũng có ở bậc Đại học Mỹ nên học sinh gần như chỉ cần chọn trường trong top 100 của Mỹ thì đều được học chương trình về Kinh tế từ tốt đến rất tốt.
 
Cùng với sự phát triển của công tác nghiên cứu, việc học và làm các dự án nghiên cứu (research projects) đã không còn là một thứ quá hàn lâm nữa mà rất nhiều gia đình đã nhận ra được sự cần thiết của kinh nghiệm nghiên cứu trong việc học lên cao hoặc ngay cả khi tiềm việc làm sau bậc cử nhân. Để tìm được trường phù hợp, sinh viên cần biết rõ mình có thế mạnh gì về một đề tài (topic) nghiên cứu cũng như đang cần xây dựng các kỹ năng nghiên cứu căn bản gì. Những thông tin này đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu sâu vào việc tìm đến các trang web khoa/ngành (department/faculty) mà mình quan tâm, tìm đọc các hướng nghiên cứu cũng như các công trình và chuyên môn của một vài giáo sư nổi bật – phù hợp với mình nhất.
 
Một số sinh viên khác thì đặc biệt quan tâm đến khía cạnh việc làm hoặc khởi nghiệp. Do vậy các chương trình Co-op, early internship; và khởi nghiệp (start-up, innovation lab, incubator), hoặc thậm chí là các family business centers (dành cho sinh viên có ý định du học sau đó về kế nghiệp sự nghiệp kinh doanh gia đình) đang là một tiêu chí thực tiễn khác rất quan trọng với việc chọn trường. Không phải trường nào có xếp hạng cao cũng đều có các chương trình này, và đôi khi có những trường xếp hạng khá nhưng là trường hàng đầu trong khởi nghiệp một ngành nhất định. Sinh viên cần tra cứu và tham khảo các trang thông tin của từng trường để có thông tin cụ thể.
 
Cả hai tiêu chí trên đều không dễ có được thông tin để tham khảo như các bảng xếp hạng, do vậy sinh viên đôi khi cần làm việc với bố mẹ và cả những chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để có thể rút ngắn thời gian và nhìn toàn cảnh được bức tranh rất đa dạng về việc chọn trường tại Mỹ. Nhằm không giới hạn mình trong việc chỉ nhìn vào xếp hạng, mà có thể tìm ra trường với các tiêu chí phù hợp nhất cho kế hoạch phát triển cá nhân của mình về lâu dài.
 
CollegeBoard là tổ chức phi lợi nhuận đại diện hơn 6,000 trường Đại học, Cao đẳng và cơ sở giáo dục ở Mỹ có chức năng hướng dẫn học sinh chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, tâm thế trước khi vào Đại học có đưa ra hướng dẫn cụ thể cho phhs như sau: https://parents.collegeboard.org/planning-for-college/applications-and-admission/college-application-process.
 
Ngành nào dễ xin việc ở Mỹ cho sinh viên viên quốc tế? Bài viết này có đưa ra góc nhìn rất sát về vấn đề này. https://news.jrn.msu.edu/2019/05/international-students-face-challenges-to-work-in-u-s/. Cơ hội sẽ nhiều hơn cho các bạn học STEM hoặc học lên cao từ Thạc sĩ trở lên hoặc là đi vào những nghề cơ bản có nhu cầu lao động cao như y tá.
 
Lưu ý: những thông tin nêu trên áp dụng cho sinh viên quốc tế (chưa có quốc tịch hay thẻ xanh), nên có thể không đúng với các nhóm khác.
 
Hy vọng thông tin này của APUS sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích trong việc lựa chọn trường.
 
🗳 Tư vấn học bổng Du học Mỹ
fb.com/phuongapus
Hotline: (+84) 98 202 8888
#APUSVietnam