Chính sách tự báo điểm thi SAT/ACT/IELTS/TOEFL là gì?!

Càng lúc càng nhiều trường đại học Mỹ cho phép thí sinh tự khai báo điểm thi chuẩn hóa (self-reporting test scores) qua hệ thống CommonApp hay tương đương. Nếu đỗ và xác nhận nhập học trường đó, các học sinh mới cần gửi điểm chính thức đến trường.
 
Đây là một tin vui cho nhiều sĩ tử nộp đơn vào các trường Đại học Mỹ.
 
Sự tinh giản thủ tục này không chỉ thuận tiện mà còn tiết kiệm khoản phí lớn cho thí sinh khi không cần nộp phí bảng điểm chính thức (12$ nộp điểm SAT và 13$ nộp điểm ACT) cho mỗi trường Mỹ. Chính sách tự khai báo điểm này áp dụng cho nộp các điểm SAT, ACT, AP exams, IB exams, TOEFL, IELTS. Sau khi được nhận và quyết định ghi vào một trường Đại học này đó, các em có thể nộp điểm chính thức (có xác nhận của nhà trường hoặc đơn vị tổ chức kỳ thi).
 
Thí sinh của thể tự khai báo điểm qua một số hệ thống mà phần lớn trường chấp nhận như sau: Common Application và Coalition Application; một số trường khác thì chỉ cần yêu cầu thí sinh chụp lại ảnh màn hình hiện điểm số hoặc scan lại giấy xác nhận điểm số và gửi cho họ.
 
Điểm danh các trường đại học hàng đầu nước Mỹ không cần thí sinh gửi điểm số chính thức như:
– Các trường khối Ivy League như Brown, Yale, Columbia, UPenn
– Các trường Đại học quốc gia/nghiên cứu (NUs): University of Chicago, Johns Hopkins University, Caltech, Tufts University, …
– Các trường đại học khai phóng (LACs): Amherst College, Pomona College, Williams College, …
 
Việc tự báo điểm vào trong hệ thống kể từ năm nay sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho các ứng viên và nhà trường.
 
Tuy nhiên, các em cần lưu ý khai báo đúng điểm thi vì nếu có bất kỳ sai lệch giữa điểm tự khai báo và điểm trong bảng điểm chính thức, ứng viên sẽ bị loại ngay cả khi hồ sơ đã được nhận.
 
Chúc các ứng viên trong kì tuyển sinh năm nay sẽ dành được số điểm cao hơn trong các bài thi chuẩn hóa để làm đẹp hồ sơ của mình trong vòng nộp đơn tiêu chuẩn (Regular Decision) bắt đầu từ đầu tháng 1.