Giáo dục khai phóng là bàn đạp cho những ai theo đuổi ngành tài chính!?

Học phí bậc Đại học ngày càng trở nên đắt đỏ khiến nhiều người nghi ngại giáo dục thực chất là một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ đô la. Nhiều người cho rằng bằng cấp là khoản đầu tư tốn kém, chỉ đứng sau việc tậu một căn nhà. Chính vì vậy, tỷ lệ lạm phát trong ngành giáo dục đã cao gấp đôi chỉ số giá tiêu dùng chung (price index).

Theo đó, một thống kê cho thấy: chi phí trung bình để theo học một trường cao đẳng hoặc đại học bốn năm ở Mỹ đã tăng 497% trong khoảng thời gian từ niên khóa 1985-1986 đến 2017-2018, cao hơn hai lần tỷ lệ lạm phát. Chi phí theo học tại một trường đại học bốn năm truyền thống đã tăng nhanh hơn hai lần so với lạm phát, và tỷ lệ tại các trường cao đẳng cộng đồng hai năm nhanh chiếm hơn một phần ba. 

Một điểm khác biệt lớn giữa quá khứ và hiện tại là chính phủ đang đứng sau hậu thuẫn cho các khoản vay đi học Đại học. Các khoản vay dành cho sinh viên đã tăng gấp 24 lần kể từ năm 2000.

Điều này có nghĩa là ngày càng nhiều sinh viên ra trường và đang mắc nợ chính phủ. Một số sinh viên thậm chí đã “tích lũy” khoản nợ 100.000 đô la trở lên trong suốt quá trình học đại học của họ. Họ có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm để trả nợ.

Do vậy, nhiều trường đại học đã dùng chỉ số “lợi tức đầu tư” (ROI) để tạo lợi thế cạnh tranh cho các chương trình đào tạo của họ. Bằng cấp một số trường đào tạo thiên về STEM (trường đại học tập trung vào Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) vì thế còn vượt lên trên cả các trường đại học thuộc nhóm Ivy League để trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai quan tâm đến mức lương có được sau khi bỏ ra một khoản tiền để có được bằng cấp đó.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa hẳn đã đúng hoàn toàn cho những ai theo đuổi sự nghiệp trong ngành tài chính. Bởi lẽ để thành công và có mức thu nhập cao trong mảng này không chỉ đòi hỏi ở tấm bằng mà còn là ở nghệ thuật  tạo dựng mối quan hệ, vốn sống và độ hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như nếu bạn theo dõi công ty Ford Motor với tư cách là một chủ ngân hàng đầu tư hoặc một nhà phân tích, bạn sẽ biết rõ Monte dei Paschi di Siena là ai.

Monte dei Paschi di Siena là một ngân hàng của Tuscan, Ý, là ngân hàng lâu đời nhất trên thế giới, có từ năm 1472. Và trong những năm gần đây, nó là trung tâm của cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng Ý. Không chỉ đã được quản lý sai cách, nó còn thường xuyên tham nhũng và cần nhiều gói cứu trợ từ chính phủ Ý trong mười năm qua. Các giám đốc điều hành chủ chốt đã bị kết tội hình sự và bị bỏ tù. Sự tồi tệ này đã tạo ra hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến các ngân hàng Ý khác. Cuộc khủng hoảng ngân hàng Ý là một thành phần chính gây ra những khó khăn tài chính chung của Ý, và có nguy cơ đe dọa làm suy yếu khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chính điều này đã góp phần vào các cuộc khủng hoảng định kỳ đối với đồng Euro, vốn đã mất giá so với đồng đô la. 

Trong khi đó, Ford kinh doanh lớn ở châu Âu, chiếm khoảng 30% doanh thu ô tô của mình. Nếu đồng Euro suy yếu, điều đó sẽ làm giảm doanh thu của Ford và có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng ở châu Âu. Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) , cơ quan quản lý đồng Euro đang ở giữa và phải hứng chịu những hệ luỵ này. ECB có trụ sở tại Frankfurt đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thái độ chính trị và văn hóa của người Đức đối với chính sách tiền tệ. Kết quả là Tòa án tối cao Đức đã tuyên bố một số chính sách tiền tệ của Thủ tướng Ý Mario Draghi là trái với hiến pháp và đưa EU rơi vào tình trạng khủng hoảng.  

Một chuỗi sự kiện như vậy đã khiến công ty Ford Motor phải đối mặt với các sự kiện và rủi ro phát sinh ở Siena, ở Rome, ở Frankfurt. Để dự đoán và phòng ngừa những rủi ro này, một chuyên viên phân tích tài chính ở Ford không chỉ cần trang bị những kỹ năng cứng phục vụ cho công việc, mà còn cần sự am hiểu nhất định về lối tư duy, văn hoá, cách thức vận hành của các ngân hàng Ý, chính trị Ý, lịch sử Đức, tư duy của Thủ tướng Ý Mario Draghi, về ECB, về Liên minh châu Âu, về thị trường tiền tệ, về Brexit, về Hiệp ước Rome, Chiến tranh Thế giới II, Bismarck, Sự hợp nhất của Ý và Đức vào năm,… và nhiều hơn thế nữa. 

Những kiến thức này sẽ khó có thể tìm thấy trong các chương trình đào tạo STEM, mà ở các chương trình có lối tư và nền tảng kiến thức khai phóng, được vận dụng linh hoạt tùy theo tình huống. Ngay cả trong lĩnh vực Tài chính Định lượng- một ngành đòi hỏi những phương pháp định lượng, khoa học máy tính và công nghệ trong ngành Tài chính cũng vẫn đòi hỏi các ứng viên các “kỹ năng mềm” bao gồm khả năng viết lách, giao tiếp, thuyết phục, tư duy phản biện; kỹ năng làm việc theo nhóm và những kiến thức đa dạng về các nền văn hóa trên thế giới. 

Cách đây hơn 30 năm, Mỹ được coi là một nền kinh tế khép kín nên kiến thức về các nền văn hóa, lịch sử, văn học khác, thực ra không phải là yêu cầu hàng đầu trong kinh doanh. Tuy nhiên đến thời điểm này, khoảng 50% doanh thu của các công ty Mỹ đến từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi nhân viên của các công ty phải liên tục học học và mở rộng phạm vi kiến thức và kĩ năng của mình. Những kỹ năng này không chỉ giới hạn ở việc thực hiện một cuộc trò chuyện trên bàn ăn tối để chốt được một hợp đồng thành công, mà còn là góc nhìn tổng quan về những gì đang thực sự diễn ra trên thị trường toàn cầu và sẽ ảnh hưởng đến cơ hội làm ăn của doanh nghiệp như thế nào. Nhờ những nền tảng kiến thức và kĩ năng này, những ai làm việc trong mảng kinh doanh hay tài chính đều nắm giữ những trọng trách quan trọng trong công ty như Thư ký Kho bạc, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương, Thống đốc, Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới,… 

Nếu chỉ nhìn bằng cấp là một “cái máy thu hồi vốn” nhanh nhất trong thời gian ngắn sẽ làm hạn chế những cơ hội phát triển của một cá nhân về lâu về dài. Một người có thể nhanh chóng học xong một kỹ năng cứng, hay lấy một tấm bằng để xin được một công việc tốt ở thời điểm hiện tại, nhưng rất có thể, sẽ mất đi công việc đó trong tương lai bởi do tư duy và hành động không thích ứng kịp với những thay đổi đến từ bên ngoài. 

Chính vì vậy, giáo dục khai phóng vẫn luôn khẳng định vai trò không thể thay thế của mình trong quá trình xây dựng một nền tảng kiến thức, tư duy và tầm nhìn vững vàng cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân, sự nghiệp và thích ứng với sự thay đổi, không riêng trong lĩnh vực tài chính mà còn nhiều ngành nghề khác nữa.