Hiểu đúng tính ràng buộc vòng sớm – Thí sinh được từ chối?

Sau khi biết kết quả đậu vòng ED, các thí sinh thường băn khoăn rằng có bắt buộc phải chấp nhận thư mời nhập học không. Điều này xuất phát từ nỗi lo về tài chính và học phí. Các chuyên gia của APUS sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc và lầm tưởng về vấn đề này, giúp bạn yên tâm chuẩn bị thật tốt cho hành trình du học của mình. 

Không bắt buộc nhận lời nhập học sớm nếu tài chính không phù hợp

Nhiều trường đại học có tỷ lệ “từ chối” cao – hay nói cách khác là tỷ lệ chọn lọc gay gắt gần đây đã thông báo kết quả vòng ED. Ngay lúc này, các gia đình đang vất vả suy nghĩ về cách chi trả cho khoản tiền học phí sắp tới. 

Tâm lý này bắt nguồn từ các thông tin không chính xác được đăng tải bởi các đơn vị vốn được cho là uy tín, Đại học New York (NYU) là một ví dụ. Tuy nhiên, trên thực tế: Nếu như gia đình học sinh không thể chi trả cho mức học phí này của trường (sau khi đã có học bổng hay trọng tài chính), bạn có thể rút hồ sơ và có lựa chọn khác. 

Bài viết của Phó Giám đốc Tuyển sinh NYU đăng tải trên website Phòng Tuyển sinh về tính ràng buộc thí sinh phải nhập học vòng ED vừa bị xoá gần đây. Bài đăng nhằm mục đích xóa bỏ những lầm tưởng về vòng ED, cho biết rằng nếu sinh viên từ chối thư mời nhập học vòng này thì sẽ không thể apply vào trường nào khác. 

Phát ngôn này chưa thật đúng với thực tế! 

Thí sinh có thể nộp đơn ở bất cứ đâu các em muốn sau khi bị từ chối kết quả ở vòng ED. Nhưng nếu thí sinh chấp nhận nhập học từ vòng ED, các em phải rút đơn đăng ký ở nơi khác và không được ứng tuyển thêm trường nào nữa.

Có khá nhiều đơn vị cung cấp thông tin sai lệch hoặc nửa vời về kết quả vòng ED. Một số nơi nói rằng họ sẽ hỗ trợ bạn nếu khoản trợ cấp của bạn còn thiếu, nhưng lại không nói rõ rằng bạn có thể rút kết quả lại. Một số trang web chỉ đơn thuần cung cấp kết quả trúng tuyển, nhưng không cung cấp thông tin gì thêm thắc mắc thường gặp. 

Bài đăng của NYU còn dẫn kèm thông tin: “Cha mẹ, người giám hộ hoặc người cố vấn trường đại học cho bạn cũng sẽ cần ký tên vào đơn ứng tuyển vòng ED. Hành động của bạn là trách nhiệm của tập thể và được phản ánh qua những người này”.

Bài viết này đã khiến Mark Salisbury – người điều hành trang Web chuyên về khoản hỗ trợ tài chính phẫn nộ. Ông cho rằng đại diện NYU đang khẳng định người cố vấn đại học là cánh tay đắc lực của các văn phòng tuyển sinh. Những chữ ký đó đang khiến học sinh và gia đình lầm tưởng rằng: nếu từ chối thư mời nhập học vòng ED thì học sinh sẽ để lại tiền lệ xấu cho ngôi trường cấp 3 mình theo học trước đó. 

Phát ngôn viên của NYU – ông John Beckman chia sẻ rằng NYU không hề có ý định như vậy. Họ chỉ mong các cố vấn có thể tạo điều kiện và thúc đẩy học sinh chọn trường một cách tự nguyện. NYU hoàn toàn không muốn “trừng phạt” bất kỳ đối tượng liên quan nào. 

Bài viết cũng nói về Common Application – một đơn vị thứ ba chuyên quản lý rất nhiều đơn ứng tuyển vào các trường đại học. NYU ngụ ý rằng Common App có thể gây ảnh hưởng đến đơn ứng tuyển của học sinh nếu họ từ chối kết quả đậu ED.

Đáp trả lại ý kiến này, Common App tỏ ra không hài lòng và cho rằng bài viết sai sự thật, sẽ yêu cầu phía NYU sửa chữa. Đại diện của Common App cũng nói rõ họ hoàn toàn không biết về lựa chọn trường học của học sinh hay có thể chia sẻ thông tin này đến các trường khác. 

Nhưng Common App lại mập mờ trong các văn bản truyền thông của mình. Trong bài đăng về vòng ED của họ, Common App viết: “Học sinh, sinh viên không cần rút đơn khỏi các trường khác cho đến khi nhận được thông báo hỗ trợ tài chính từ ngôi trường đã chấp nhận mình ở vòng ED”.

Vậy sau khi có thông báo hỗ trợ tài chính thì sao? Học sinh, sinh viên có phải rút lại các đơn dự tuyển ở nơi khác không, liệu đề nghị viện trợ có phải chăng hay không? Hay họ có quyền tự do phá vỡ thỏa thuận nhập học vòng ED nếu viện trợ không đủ? Những điều này không được làm rõ trong thỏa thuận. 

Bà Emma Steele – người phát ngôn của Common App khi được chất vấn đã nói: “Trong giới tuyển sinh, quyết định tuyển sinh sớm (ED) là thỏa thuận bắt buộc giữa sinh viên và cơ sở chấp thuận đơn tuyển”. Các chuyên gia cho rằng phía Common App nên nói rõ hơn trường hợp liệu một sinh viên nộp đơn xin hỗ trợ tài chính không được cung cấp một hạng mục ngoài khả năng thực hiện, sinh viên đó có thể từ chối lời đề nghị nhập học và bị loại khỏi thỏa thuận vòng ED hay không? 

Sau đó, bà Steele đã phản hồi qua email rằng đội ngũ nhân viên sẽ nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề trên, chỉnh sửa câu từ cho phù hợp và làm mới quy trình ứng tuyển trong tương lai. 

Nên giải quyết thế nào cho hợp lý?

Nếu ứng viên được chấp nhận nhập học nhưng đang lo lắng về khoản vay tài chính, hãy cân nhắc 2 điều sau: 

Điều quan trọng đầu tiên, hãy làm điều đúng đắn và thành thật nhất với hồ sơ của mình. Hãy hỏi trường về cách xin thêm trợ cấp bạn chưa được cho đủ hoặc quyết định rút hồ sơ một cách thật khiêm tốn, đừng thể hiện bạn đang yêu cầu quyền lợi cá nhân.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần giải thích cặn kẽ với cố vấn (counselor) ở trường cấp 3 về những chuyện đã xảy ra, cách bạn nhìn nhận vấn đề trước khi quyết định từ chối thư nhập học này để họ hỗ trợ bạn trong trường hợp phải rút đơn khỏi vòng sớm, có ràng buộc ED.

Lưu ý trước khi ứng tuyển vòng ED:

Hãy dùng công cụ tính mức giá NET của trường đó để xem khoản tiền bạn sẽ được hỗ trợ trong tương lai. Nếu mức chi phí này không khả quan với khả năng chi trả của gia đình bạn, bạn hoàn toàn có thể chọn nơi khác.

Trước những ước tính về mức trợ cấp đã có, hãy nghĩ đến những viễn cảnh khác nhau mà bạn sẽ phải đối mặt. Nhiều chuyên gia tuyển sinh thường “cảnh báo” về việc gia đình bạn rồi sẽ phàn nàn về việc đóng học phí, thực tế vấn đề nằm ở việc họ có sẵn sàng chi trả hay không chứ không phải không có khả năng chi trả.

Cha mẹ và con cái cần thống nhất với nhau về khoản tiền có thể chu cấp cho việc học trước khi nộp hồ sơ. Các con có quyền được biết, tốt nhất là từ năm lớp 8, liệu cha mẹ có thể chi trả cho con vào ngôi trường mơ ước với khoản trợ cấp hợp lý hay không. 

Đây là một vấn đề cần suy nghĩ nhiều. Chính vì vậy, những đơn vị tư vấn giáo dục cần thông tin rõ ràng về quy trình cũng như đề cập thẳng thắn các điều lệ liên quan đến đơn nhập học cho học sinh biết. 

Sau bài viết này, APUS hy vọng bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề tài chính sau khi nhận được kết quả vòng ED. Hãy lưu ý rằng trước khi ứng tuyển vòng sớm ED, bên cạnh trường và ngành học mong muốn, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các khoản trợ cấp và quyết định nhập học. Bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt và chu đáo hơn.