Học được gì từ những lùm xùm thứ hạng của Đại học Columbia?

Sau những cáo buộc của một giáo sư Columbia về tính chính xác của dữ liệu tự báo cáo của trường, Columbia đã tự rút khỏi bảng xếp hạng năm 2023 trước khi US News and World Report USNWR đưa ra quyết định. Việc Columbia được xếp ở vị trí đồng hạng 2 với Harvard và MIT vào 2021 đã giúp trường này nhận được 60.377 đơn đăng ký cho niên khóa 2022- 2026 với tỷ lệ cạnh trạnh là 2.98% ở vòng Regular Decision, 10.3% ở vòng Early Decision và 3,73% cho toàn bộ các vòng. 

Màn “xào nấu” dữ liệu khó tin

Sự việc bị cáo buộc làm giả dữ liệu của Columbia thể hiện việc các trường đang quan tâm đến thứ hạng của họ đến nhường nào. Columbia không phải trường duy nhất coi trọng việc nâng hạng.

Cựu Chủ tịch Richard Freeland cùng nhiều nhân viên của Đại học Northeastern đã vạch ra những “đường nước” cụ thể để cải thiện vị trí của trường này. Ví dụ, trường này giới hạn số lượng đăng ký cho một lớp 19 sinh để đáp ứng tiêu chí về sĩ số lớp học nhỏ, Northeastern đã có một cú thăng hạng ngoạn mục từ hạng 162 lên hạng 49 trong bảng xếp hạng U.S News & World Report (USNWR).

Columbia không phải là trường đầu tiên gửi những dữ liệu gây tranh cãi để cải thiện thứ hạng của họ. Một số trường đào tạo sau đại học như Trường Giáo dục Rossier của USC và Trường Kinh doanh Fox của Đại học Temple cũng có những hành vi tương tự. Việc Columbia ra khỏi bảng xếp hạng USNWR gây chú ý vì đây là trường đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ. 

Bảng xếp hạng USNWR hoạt động như thế nào?

Mặc dù USNWR tuyên bố chỉ sử dụng các dữ liệu đến từ các khảo sát của USNWR hoặc từ bên thứ ba để xếp hạng các trường nhưng trên thực tế, những dữ liệu này đều do các trường Đại học cung cấp và không được kiểm định độc lập. Columbia đã cung cấp những dữ liệu thiếu trung thực về sĩ số lớp học, chi phí giảng dạy và bằng cấp của đội ngũ giảng viên. Tất cả những thông số này đều được USNWR dùng để tính toán thứ hạng các trường.

Dưới đây là 10 tiêu chí xếp hạng của USNWR:

  • 20% Reputation/Peer Survey 
  • 20% Faculty Resources (Class Size, Degrees)  
  • 17.6% 6-year Graduation Rate
  • 10% Financial Resources per Student  
  • 8% Graduation Rate Predictability 
  • 7% Student Selectivity (SAT/ACT, Class Rank)  
  • 5% Debt Indebtedness
  • 5% Social Mobility/Pell Grants  
  • 4.4% Retention Rate  
  • 3% Alumni Giving  

Từ đó, có thể thấy:

  • Tỉ lệ nhận học (acceptance rate) và tỷ lệ ghi danh (yield rate) là số lượng thí sinh đỗ và quyết định nhập học đều không nằm trong số 10 tiêu chí trên.
  • Chỉ có hai tiêu chí quan trọng gồm tỉ lệ tốt nghiệp sau 6 năm (6-year Graduation Rate) và tỉ lệ quay trở lại học tiếp (retention rate) được USNWR đưa vào.
  • Không có tiêu chí nào liên quan đến điểm mạnh học thuật, vị trí, ký túc xá, các câu lạc bộ, chất lượng tư vấn hay thực phẩm. Nếu bảng xếp hạng Forbes chú trọng nhiều đến đầu ra của sinh viên sau tốt nghiệp, thì bảng xếp hạng USNWR dựa vào những đánh giá đồng cấp (peer survey)- tức là, những cán bộ quản lý cấp cao ở trường A sẽ được khảo sát để đánh giá các trường học thuật của trường B và ngược lại.

Vụ bê bối này cho thấy các bảng xếp hạng không phán ánh đầy đủ chất lượng đào tạo của một trường Đại học. Dù được xếp hạng hay không, Columbia vẫn cung cấp chất lượng giáo dục tương xứng với các trường hạng 2. Nếu bạn may mắn được học trong lớp của giáo sư Orhan Pamuk – người đạt giải Nobel và cũng là một tiểu thuyết gia, bạn sẽ không cần quan tâm xem ông ấy đã có bằng Tiến sĩ hay chưa. 

Nếu chỉ tập trung vào bảng xếp hạng, rất có thể chúng ta sẽ bỏ qua những trường Đại học thật sự phù hợp với mình, nhất là khi các trường này lại có các chương trình đẳng cấp thế giới ở trong các lĩnh vực chuyên biệt. Do vậy, thay vì chỉ chăm chăm nộp hồ sơ vào các trường thứ hạng cao (trên một bảng xếp hạng nào đó), bạn nên chủ động tìm kiếm và nghiên cứu những trường Đại học đáp ứng được những tiêu chí riêng của bạn.