Không có ứng viên “kiểu mẫu” vào Harvard

“Không có ứng viên “kiểu mẫu” trong quá trình xét tuyển hồ sơ vào Harvard” là lời khẳng định của Ban tuyển sinh của trường Đại học danh tiếng nhất thế giới. Harvard cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi tìm hiểu kỹ và chi tiết về từng ứng viên để tìm ra những gương mặt có khả năng trao kiến thức của mình cho người khác, và cũng dễ dàng lĩnh hội và được truyền cảm hứng từ những giáo sư tại Harvard. Do vậy, khi đọc thông tin của mỗi ứng viên, chúng tôi thường hay nghĩ về một số điều sau: 

Sự phát triển và tiềm năng của mỗi cá nhân

  • Bạn đã tối đa hóa năng lực học tập và phát triển bản thân?
  • Bạn đã vượt qua giới hạn bạn thân?
  • Bạn đã nỗ lực hết sức cho việc học, công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian của bạn và cả những hoạt động khác?
  • Bạn có thể đạt được nhiều hơn những gì bạn đang sở hữu?
  • Bạn đã sử dụng thời gian của mình như thế nào?
  • Bạn đã từng nghĩ ra sáng kiến đột phá nào chưa? Bạn có phải là nhà kiến tạo? Điều gì luôn thôi thúc bạn tạo ra những ảnh hưởng?
  • Mục tiêu của bạn là gì? Làm thế nào để đạt mục tiêu này? Nếu chưa có, bạn có đang thử sức và khám phá xung quanh để tìm ra mục tiêu của mình?
  • Bạn là ai sau 1- 5- 25 năm nữa? Bạn sẽ đóng góp điều gì đó cho cộng đồng xung quanh mình?
  • Bạn là ai, đang thuộc nhóm nào ở thời điểm hiện tại? Bạn sẽ trở thành người thế nào, và thuộc về nhóm nào trong tương lai? 

Mối quan tâm và các hoạt động

  • Bạn đặc biệt quan tâm đến điều gì? Hành trình theo đuổi tri thức? Hoạt động ngoại khóa? Sở thích cá nhân?
  • Bạn học được điều gì từ những mối quan tâm này? Bạn đã làm và đạt được kết quả nào từ những điều mình quan tâm? 
  • Bạn đã tận dụng triệt để thời gian để triển khai các hoạt động ngoại khóa, thể thao, hoạt động cộng đồng và các công việc hỗ trợ gia đình?
  • Chất lượng các hoạt động bạn đang tham gia ở mức nào? Bạn có thực sự gắn bó với các hoạt động này, và đồng thời, thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình?
  • Nếu bạn chưa có nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa do gia đình, công việc hoặc các nghĩa vụ khác ở bậc Trung học, liệu bạn có khám phá những điều này ở Harvard (nếu có thêm thời gian rảnh)?

Tính cách

  • Lựa chọn của bạn ở thời điểm này là gì? Tại sao?
  • Bạn có phải là “một bông hoa nở muộn”?
  • Bạn có cởi mở đón nhận những ý tưởng mới, làm quen với những con người mới?
  • Thế còn sự trưởng thành, tính cách, khả năng lãnh đạo, sự tự tin, khiếu hài hước, năng lượng tích cực, biết quan tâm đến người khác và cách bạn đối mặt với áp lực thì sao? 

Đóng góp cho Cộng đồng Harvard

  • Bạn có thể chịu đựng được những áp lực và sự tự do của cuộc sống Đại học?
  • Bạn sẽ đóng góp điều gì đó cho Harvard và cộng đồng sinh viên ở đây? Bạn sẽ được tận dụng được điều gì khi học tại Harvard?
  • Liệu các bạn cùng trường có muốn ở cùng phòng, dùng chung bữa, tham gia hội thảo cùng nhau, trở thành đồng đội hay làm việc nhóm trong các hoạt động với bạn không?

Quy trình tuyển sinh Đại học Harvard

Đại học Harvard xem xét cẩn thận, tỉ mỉ để biết rõ con người của mọi khía cạnh “con người” nhất của từng ứng viên.Quá trình này tốn rất nhiều công sức nhưng đảm bảo tính linh hoạt và đặc biệt, giúp trường cập nhật thông tin liên tục từ ứng viên cho đến ngày  thông báo trúng tuyển đi. . Chẳng hạn như thông báođến cách ứng viên.ng và ứng biến trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho đến tận phút cuối.

Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng không quy trình nào thật sự hoàn hảo. Vẫn có nhiều sinh viên dùng không Harvard nhưng vẫn thành công rực rỡ sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên gần như phù hợp đến mức có xác suất đỗ tận 97- 98% với Harvard nhưng vẫn chọn theo học trường khác. Còn chúng tôi chỉ đang làm tốt nhất vài trò của mình để lựa chọn ra những ứng viên phù hợp với lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất với Harvard.