đại học Mỹ

Một số lý do “không tưởng” trường Mỹ từ chối bạn

Lý do số 1: Bạn là “người đến sau”

Nếu ví việc quá trình tuyển sinh đại học hằng năm với việc casting diễn viên cho sân khấu kịch: khi một vở kịch có nhiều vai diễn, “hội đồng” sẽ phải lựa chọn giữa hàng trăm người chỉ diễn cùng một vai dựa trên tố chất của người đó. Một sự thật bạn cần biết là: không phải người diễn viên nào cũng có khả năng “cân” mọi thể loại vai hoặc phân đoạn trong cùng một vở kịch. Còn với tuyển sinh đại học, rất nhiều trường cao đẳng và đại học đang áp dụng quy trình tuyển sinh toàn diện (holistic admissions), nghĩa là hội đồng tuyển sinh sẽ cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác ngoài điểm GPA hoặc bài kiểm tra chuẩn hoá. Điều này khiến quá trình tuyển sinh trở nên khách quan hơn. 

Tất nhiên là mỗi trường sẽ có những đặc tính khác nhau mà họ muốn củng cố sinh viên thực hiện. Nhưng quan trọng hơn, hầu hết các trường đều muốn đào tạo những cử nhân toàn vẹn, từ đó tạo thành một bức tranh đa dạng, “ghép” từ những sinh viên có tố chất khác nhau. Vì thế, nếu trường đã “gật đầu” với một sinh viên phù hợp với một “ngách” nào đó, và vô tình bạn cũng có cùng tố chất ở “ngách” đó, rất có thể bạn sẽ bị từ chối. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu hồ sơ của bạn được duyệt sau họ. 

Những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng là bang bạn sống, trường cấp 3 bạn học, hoặc thậm chí khả năng tài chính của gia đình bạn. Lời khuyên cho bạn là nếu bạn hài lòng và biết chắc điểm số của mình xứng đáng để được nhận, nhưng nếu trường từ chối bạn, đừng quá bức xúc. Đại học Mỹ chỉ đang cố gắng hoàn thiện bức tranh “mosaic” đa dạng này. Mảnh ghép mà bạn sở hữu lại vô tình không thể vừa vặn với những chỗ trống còn sót lại của trường. Lý do ở đây hoàn toàn không phải do điểm bạn quá thấp, bạn chưa đủ chăm chỉ hay bạn chưa thể hiện tốt với trường. 

Lý do số 2: Cảm xúc bất chợt của người chọn lọc hồ sơ

Bạn biết không, một điều kinh ngạc hơn trong quá trình tuyển sinh là nó có thể phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của một người duy nhất. Ở những trường cạnh tranh cao, thường chỉ có một người chịu trách nhiệm đọc và chọn lọc toàn bộ các hồ sơ ứng tuyển. Một số trường khác lọc hồ sơ theo nhóm (khoảng 2 hoặc nhiều hơn). Thậm chí có trường còn hoạt động theo hội đồng, lấy ý kiến của từng người một rồi mới tiến hành chọn lọc sinh viên. Trong nhiều trường hợp, quyết định thường phụ thuộc vào một người duy nhất, và người này sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên. Vì đây là một quá trình đề cao sự toàn diện, khi hồ sơ của bạn được chuyển đến tay một người “cầm cân nảy mực” nào đó sẽ có tác động không nhỏ đến khả năng được nhận của bạn. 

Theo bài báo “Những sự thật không tưởng về tuyển sinh đại học” của tờ Daily Beast, một thành viên Hội đồng tuyển sinh thừa nhận trong lúc đọc hồ sơ, vì bị ngộ độc thực phẩm không mong muốn nên bà đã từ chối một loạt các hồ sơ được gửi đến lúc đó. 

Chưa kể, việc được chọn hay không còn nằm ở việc có quá nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn các trường đại học cạnh tranh. Họ có thể có gấp sáu hoặc tám lần số học sinh đủ tiêu chuẩn so với số điểm mà họ có. Đó là quyết định khó khăn với họ để lựa chọn ra ứng viên phù hợp. 

Ngay cả khi người đọc yêu thích hồ sơ của bạn, thành viên ban tuyển sinh vẫn phải giải thích trước hội đồng lý do tại sao bạn xứng đáng với vị trí và khi được bỏ phiếu, bài luận của bạn chưa hẳn là yếu tố duy nhất để thuyết phục họ. Lời khuyên của chúng tôi là hãy đăng ký vào nhiều hơn 1 trường, đặc biệt nếu bạn đăng ký vào các trường cạnh tranh. Và đừng quên đăng ký cả các trường dự phòng khác.

Lý do số 3: Trường không thật sự “need blind”

Need blind là chính sách trường quyết định không xem xét khả năng tài chính của bạn để chọn bạn. Có khoảng 100 trường đại học hiện công khai mình need blind, nhưng có tới hơn 2900 trường đại học Mỹ và nhiều trường không áp dụng need blind với sinh viên quốc tế. Khả năng tài chính của du học sinh luôn được cân đo đong đếm kĩ lưỡng hơn học sinh bản địa. 

Tạo ra môi trường học tập nhằm nâng đỡ những người thiếu thốn, biến giáo dục trở nên bình đẳng luôn là một giấc mơ đẹp. Nhưng một số dữ liệu thu thập được lại chỉ ra điều ngược lại. “Có tiền mua tiên cũng được”. Kể cả những trường đã tuyên bố need blind, với họ, tài chính của sinh viên luôn trong tầm ngắm, bằng những cách khác nhau. Những sinh viên thuộc dạng kế thừa (legacy students) thường được nhận vì họ biết sinh viên và gia đình (cựu sinh viên) sẽ sẵn sàng chu cấp và cống hiến cho trường.

Điều quan trọng là đôi khi bạn không được nhận vì có những thứ bạn không thể can thiệp và làm khác đi được. Điều này cũng không có nghĩa là giáo dục mất đi khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời. Bạn cần phát triển và tiến bộ hơn nhờ vào học tập bởi giáo dục có thể đưa bạn đến những nơi tốt hơn không tưởng dù con đường này có phần gập ghềnh hơn khi bạn cần đến sự hỗ trợ tài chính.

Lý do số 4: Bạn quá “hoàn hảo” 

Khả năng này không thường xuyên xảy ra nhưng hãy thử xem xét ví dụ sau. Bạn là sinh viên được nhiều trường Ivy League nhận học, nhưng lại thuộc danh sách dự bị của Đại học Michigan. Có thể là do hồ sơ của bạn chưa tốt lắm, bài luận phụ không đủ thuyết phục. Nhưng một sự thật là các trường luôn tìm cách bảo vệ thứ hạng của mình bằng cách từ chối những sinh viên xuất sắc (cho họ vào danh sách chờ). Điều này giúp trưởng bảo toàn “chỉ tiêu” của mình – phần trăm sinh viên chấp nhận học ngay khi họ được chọn. 

Thống kê này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến xếp hạng của trường trên US News & World Report. Một sinh viên thật sự khao khát được học tại trường sẽ ngay lập tức viết ngay “tâm thư” gửi đến trường đó ngay khi rơi vào danh sách dự bị. Đây là chiến thuật đã được áp dụng bởi 20-50 trường hàng đầu, kể cả những vòng mang tính ràng buộc sớm. Trở lại ví dụ ban đầu, bạn được Harvard hoặc MIT nhận nhưng lại nằm trong danh sách dự bị của Đại học Michigan. Những ai thật sự nhắm đến Đại học Michigan từ đầu chắc chắn sẽ được nhận. 

Lý do 5: Bạn không có người “đỡ đầu” phù hợp

Với bản chất cạnh tranh khốc liệt, đôi khi những sinh viên có người “đỡ đầu” sẽ có nhiều lợi thế hơn. Người đó có thể là một cán bộ cố vấn đại học thông thái về ngành, đến từ một trường tư có liên quan. Chính vì vậy, rất nhiều trường tư thục đang tuyển dụng những tư vấn viên xuất thân từ những trường top 10 về làm cán bộ tuyển sinh cho họ. Nhiều người còn duy trì mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng, ban giám đốc hoặc trưởng khoa tại các trường đại học và khi họ viết thư giới thiệu cho họ vào trường đó thì hồ sơ bạn sẽ có sức nặng hơn một chút. 

Kết: như bạn đã thấy, rất nhiều lý do từ chối như trên không hề công bằng và thuyết phục. Nhưng đừng quá bức xúc và xem đó là công kích cá nhân, bởi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy bình tĩnh xem xét lại khả năng của bạn, chính bạn quan trọng hơn nơi bạn theo học hay con đường bạn đi.