Tổng kết Tọa đàm Du học Mỹ: Đầu tư khôn ngoan?

Hơn 100 học sinh và phụ huynh ở khu vực phía Nam tham gia buổi tọa đàm Du học Mỹ: Đầu tư khôn ngoan?! của APUS Việt Nam để lắng nghe các cựu du học sinh Mỹ chia sẻ về môi trường học tập và những điều cần lưu ý nếu muốn tìm được việc làm tại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Qua đó, các bạn có thể xây dựng một lộ trình Du học hiệu quả, tương xứng với chi phí bỏ ra.

Chị Nguyễn Phương Mai đang theo học chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Columbia Business School và là học sinh của APUS cho rằng các bạn nên chọn trường phù hợp với cá tính và năng lực của bản thân và cố gắng tập trung chuẩn bị hồ sơ. Bên cạnh đó, chị còn chia sẻ thêm, khi làm hồ sơ du học, các bạn cần có một người cổ vũ tinh thần và người hướng dẫn trong quá trình apply để có thể điều chỉnh background của mình để vừa làm nổi bật con người của mình, vừa phù hợp hơn với mong đợi từ phía trường.

Hội thảo càng trở nên thú vị hơn khi chị Ngô Diệu Huyền, chuyên viên phân tích tài chính đầu tư của tập đoàn CMB Regional Centers chia sẻ kinh nghiệm xin việc làm tại Mỹ. Chị Huyền cho biết, các nhà tuyển dụng rất coi trọng vấn đề kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên, từ đó có thể thấy việc thực tập rất quan trọng khi xin việc làm ở Mỹ. Đối với chị Huyền, bên cạnh kinh nghiệm thực tập 2,5 năm ở tập đoàn di động Motorola, chị còn có thời gian thực tập tại Viện Toán học trực thuộc của trường khi theo học chương trình MBA tại Mỹ. Trong thời gian đó, chị đã làm dự án nghiên cứu thị trường về phần mềm toán học của trường với kết quả khá tốt và nhận được đánh giá tích cực của sếp trực tiếp. Chính điều này đã tác động khá lớn giúp chị vượt qua vòng hồ sơ khi ứng tuyển việc làm. Chị Huyền cũng chia sẻ, trước khi tham gia phỏng vấn, các bạn nên tìm hiểu chính xác về công ty ứng tuyển, về dịch vụ của họ và cái họ đang cần để có thể chứng minh khả năng bản thân sẽ đóng góp được nhiều cho công ty. Cùng với đó, các bạn cũng nên tập phỏng vấn trước với bộ phận tuyển sinh của trường, anh chị trước và bạn bè. Họ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn.

Đáng chú ý, ông Ky William Boyle,  Phó chủ tịch Khu vực Châu Á của CMB đã có những chia sẻ hữu ích về vấn đề việc làm tại Mỹ của du học sinh với vai trò là một nhà tuyển dụng. Ông Ky đã phỏng vấn hơn 100 người và thấy rằng phần lớn ứng viên đều không tham gia thực tập mà chỉ làm ở những nơi như phục vụ nhà hàng, cơ sở tư nhân. Theo ông Ky, thực tập tại công ty có thể mang đến khá nhiều kinh nghiệm cho các ứng viên và là điểm cộng khi ứng tuyển vào một công ty tại Mỹ. Hai câu hỏi mà ông Ky thường hỏi ứng viên là “Một sai lầm trong quá khứ mà bạn đã học được sau khi vượt qua là gì?” và “Tại sao chúng tôi lại thuê bạn?”. Với câu hỏi đầu tiên, ông Ky muốn biết ứng viên có thể học được điều gì qua những điều thất bại trong quá khứ và họ có nhận ra thời điểm nào để tỏa sang hay chưa.

Ông Ky nhấn mạnh, quá trình tuyển dụng ở tất cả các nước đều giống nhau, quan trọng là bạn cần bảo đảm mọi thông tin trong hồ sơ phải chân thật, chính xác và không sai lỗi chính tả. Ngoài ra, ông cũng cho biết, nước Mỹ luôn cần nguồn nhân lực có tài trong tất cả mọi lĩnh vực. Khoảng chừng 5 năm tới, lao động không có bằng phổ thông sẽ bị thay thế bởi robot, chỉ những ngành nghề lao động cao như STEM (kỹ sư, khoa học công nghệ, toán học mới có cơ hội làm việc lớn sau khi tốt nghiệp. Cùng với đó, một khó khăn khác của các sinh viên quốc tế tại Mỹ chính là việc nhận được visa H1B. Nhiều khả năng số sinh viên quốc tế có thể trở về nước và chờ đợi visa H1B mới có thể quay trở lại Mỹ làm việc. Những nhà tuyển dụng cũng có thể đề xuất để nhân viên quốc tế của mình có thể nhận được visa H1B. Muốn được như vậy, các bạn cần phải chứng tỏ năng lực bản thân, khiến các nhà tuyển dụng thấy được khả năng và đầu tư vào ứng viên đó.

Cũng tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thái Hà, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Mỹ và hiện đã trở về Việt Nam đã mở ra một góc nhìn mới về việc lựa chọn làm việc giữa Mỹ và Việt Nam. Anh Hà cho biết: “Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi có thể tự quyết định cuộc sống của chính mình. Tôi nhận thấy rằng, dù tại Việt Nam có rất nhiều khía cạnh không thoải mái bằng Mỹ nhưng bù lại tôi có thể mang những ứng dụng công nghệ, sản phẩm của mình vào cuộc sống của những người xung quanh mình và tạo ra nhiều hữu ích cho đất nước. Từ đó, tôi có thể mang đến hạnh phúc cho chính bản thân tôi.”

Đồng thời, anh Hà cho rằng thành công ở đâu cũng đòi hỏi khả năng và nỗ lực rất cao. Một người Việt Nam sang Mỹ làm có thể rất khó thành công và ngược lại. Mỗi nước có những quy định khác nhau, vì vậy chúng ta cần phải biết tích lũy kinh nghiệm để đưa ra quyết định đúng đắn cũng như hiểu được tại sao họ lại đưa ra quyết định này. Trước đó, anh Hà đặc biệt chia sẻ về việc du học sinh cần phải hiểu rõ bản thân, tìm nơi phù hợp với mình và nỗ lực để đạt đến kết quả cuối cùng. Anh Hà cho biết: “Sự trưởng thành cao hơn số tiền bỏ ra sau những năm học đại học”.

Về phía APUS Việt Nam, anh Trần Đắc Minh Trung, hơn 10 năm nghiên cứu chiến thuật giúp học sinh quốc tế nộp hồ sơ và giành học bổng cao tại nhiều trường Đại học danh tiếng ở Mỹ nhấn mạnh: “Trước khi tư vấn, hướng dẫn các bạn chọn trường đại học và ngành học và xây dựng lộ trình chuẩn bị hồ sơ phù hợp với chuyên ngành đó, APUS tìm hiểu rất kĩ cá tính, điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp học sinh chuẩn bị chu đáo hơn cho quá trình học và xin việc tại Mỹ.” Ngoài chương trình tư vấn làm mạnh hồ sơ theo ngành nghề phù hợp với tính cách của học sinh, APUS là đơn vị tiên phong và duy nhất cung cấp chương trình cố vấn nghề nghiệp giúp học sinh Việt Nam tăng cơ hội tìm được việc và làm việc lâu dài ở Mỹ theo diện khoa bảng.

————————-

Vui lòng liên hệ với APUS để nhận tư vấn ban đầu:
📧 info@35.91.198.15 hoặc apus.contact@gmail.com
 (+84) 98 202 8888 hoặc Viber/Zalo: (+1) 404 435 7433
 Hoặc điền form đăng ký: http://bit.ly/Free20minuteConsultation để chúng tôi liên hệ lại với bạn.