Tổng kết Webinar 4: Xin việc theo con đường khoa bảng tại Mỹ – Cơ hội và Thách thức?

APUS Việt Nam cảm ơn các bạn học sinh và quý phụ huynh đã quan tâm, đăng ký và dành thời gian tham chương trình Webinar Hành trang du học Mỹ – Xin việc theo con đường khoa bảng tại Mỹ – Cơ hội và Thách thức?

Nước Mỹ luôn được đánh giá là quốc gia có chất lượng việc làm tốt và phần đông các du học sinh quốc tế đều mong muốn làm việc lâu dài tại đây. Tuy vậy, theo một thống kê không chính thức, cứ 100 du học sinh thì chỉ có khoảng 2-3 người có công việc chính thức tại Mỹ theo con đường khoa bảng. Theo đó, APUS Việt Nam đã tổ chức buổi webinar để trao đổi về xu thế tuyển dụng ở Mỹ và đi tìm câu trả lời về khả năng cạnh tranh của du học sinh Việt Nam tại thị trường lao động chất lượng cao ở Mỹ.
Buổi Webinar 4 trong chuỗi toạ đàm Hành trang du học Mỹ với chủ đề Xin việc theo con đường khoa bảng tại Mỹ – Cơ hội và Thách thức đã diễn ra vào tối ngày 10/06/2018 đã giúp các bạn trò chuyện với những diễn giả để hiểu thêm về quá trình tìm việc ở Mỹ.
Anh Đinh Công Bằng, từng là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Khoa học Thông tin, Đại học bang Florida và là nhà hoạt động cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục quốc tế, việc làm và định cư tại Hoa Kỳ, đã chia sẻ tổng qua về thị trường lao động dành cho người nước ngoài nói chung trong năm 2017. Anh chỉ ra có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm ngành lập trình, toán học so với các ngành nghề khác. Trong số hơn 600.000 người xin visa mới hoặc gia hạn visa H1B, có đến hơn 400.000 người làm trong lĩnh vực IT và Toán học. Đồng thời, các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất thường là các công ty công nghệ hoặc tư vấn tài chính. Nghề lập trình đang dẫn đầu trong danh sách 200 ngành nghề hàng đầu tuyển người nước ngoài vào làm việc cao. Ngược lại, nhóm ngành xã hội lại không có nhiều lợi thế khi xin việc tại Mỹ, đặc biện với những sinh viên quốc tế.
Từ những con số thống kê và kết luận trên, anh Bằng nhấn mạnh: “Trước hết, sinh viên cần chọn đúng ngành nước Mỹ đang cần, chọn ngành nghề quan trọng hơn chọn trường, cần nắm bắt xu thế chính trong thị trường lao động ở Mỹ, theo học những ngành nghề mà nước Mỹ đang thiếu nguồn nhân lực như lập trình, thống kê, toán ứng dụng, kế toán,… Bằng cao học sẽ mang lại nhiều lợi thế cho du học sinh khi xin việc ở Mỹ.”
Chị Uyên Trần, cử nhân ngành Tài chính của trường Iowa State và cũng là nhân viên của công ty Rockwell dẫn dầu về cung cấp thiết bị, phần mềm hàng không vũ trụ cũng có những chia sẻ thêm về vấn đề làm thế nào để xin việc tại Mỹ trong buổi Webinar. Chị Uyên cho biết: “Các bạn cần phải xác định những ngành nào nên học ở Mỹ, chuẩn bị sẵn kế hoạch từ sớm về những bước đi cho thực tập trước và sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, bạn phải không ngừng tìm tòi, khám phá, phát triển khả năng mềm và kiến thức chuyên môn. Đồng thời cũng biết cách đầu tư vào những mối quan hệ chất lượng để duy trì liên lạc với các nhà tuyển dụng. Từng bước gây ấn tượng với họ qua những trao đổi về thị trường ngành nghề và định hướng phát triển của công ty.”
Chị Uyên còn chia sẻ thêm về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế việc làm: “Để rút ngắn khoảng cách, bạn nên tìm thêm những kinh nghiệm thực tập ngoài lớp học. Các bạn có thể kiếm bất cứ việc gì để tăng kỹ năng mềm, trau dồi khả năng giao tiếp, tư duy phản biện trong quá trình làm việc nhóm. Ngoài ra, du học sinh có thể tham gia những câu lạc bộ, trò chuyện với các anh chị đi trước hay những buổi phỏng vấn để xem bản thân đã đi đúng hướng hay chưa, tìm những điểm thiếu sót mình còn thiếu để lấp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.”
Cuối cùng, chị Quyên Nguyễn, Tiến sĩ ngành hóa hữu cơ và là một trong số ít những người Việt được cấp thẻ xanh theo diện EB2 ngay từ khi còn trong chương trình OPT đã bật mí về kinh nghiệm bản thân trong quá trình xin việc làm tại Mỹ. Chị Quyên nhận thấy rằng, việc tốt nghiệp từ một trường vừa phải, thầy hướng dẫn là một người không phải có quá nhiều tiếng tăm và profile của bản thân không đủ để cạnh tranh trước khi tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến kết quả xin việc. Chính vì vậy, chị đã không vội vàng nộp đơn mà chuyển sang làm postdoc ngành hóa dược ở University of North Carolina trong 2 năm để tích lũy kinh nghiệm, làm đẹp hồ sơ của mình. Chị Quyên cũng cho biết, mối quan hệ và kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng nhưng với ngành của chị, kĩ năng cứng (được thể hiện qua những bài báo đăng ở các tạp chí hàng đầu) quan trọng hơn. Khi phỏng vấn, ứng viên phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bản thân có khả năng cạnh tranh với những người khác. Từ đó, họ mới có thể chú ý và cho mình cơ hội thử thách. Đó chính là cách mà chị Quyên có được vị trí Senior Scientist tại công ty dược Abbvie.
Có thể thấy, học tập tại Mỹ đã là một việc không dễ, xin việc làm và định cư tại Mỹ lại càng khó hơn. Sau buổi Webinar 4, APUS hy vọng các bạn sẽ vạch ra những kế hoạch cụ thể cho bản thân, hiểu mình muốn gì và mạnh ở điểm nào để có thể tìm thấy công việc phù hợp khi tốt nghiệp.
Cũng trong chương trình, APUS VIỆT Nam có giới thiệu chương trình tạo đàm sắp tới sẽ diễn tại Hà Nội và Hồ Chí Minh:
Tọa đàm: Chiến thuật lội ngược dòng – Biến trắc trở thành lợi thế
– Thời gian: 1:30h- 5:00h chiều Chủ Nhật ngày 17/6/2018 – Địa điểm: Hội trường số 1, tầng 2, Khách sạn TQT, số 1 Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ngã ba Yết Kiêu và Trần Quốc Toản) – Đăng ký tham gia toạ đàm tại: http://bit.ly/ToaDamHNChienThuatLoiNguocDong
Tọa đàm: Du học Mỹ: Đầu tư khôn ngoan?!
– Thời gian: 1:30h- 5:00h chiều Chủ Nhật ngày 1/7/2018 – Địa điểm: Phòng B.701, Đại học Quốc tế, số 234 Pasteur, Phường 6, Q.3, TPHCM – Đăng ký tham gia toạ đàm tại: http://bit.ly/ToaDamHCMDuHocMyDauTuKhonNgoan
APUS Việt Nam hi vọng rằng chương trình webinar 3 đã phần nào giải đáp được thắc mắc và cho các bạn học sinh lời khuyên về định hướng ngành nghề phù hợp với mục tiêu lâu dài. Để biết thêm thông tin chương trình, hoặc đặt câu hỏi cho đội tư vấn APUS, các bạn vui lòng gọi 098 202 8888 hoặc Viber: (+1) 404 435 7433 hoặc điền form: http://bit.ly/Free20minuteConsultation.
#APUSVietnam #Điđểlớn #Kiếntạocơhội #HànhtrangDuhọcMỹ#biếntrắctrởthànhlợithế #chiếnthuậtlộingượcdòng #đầutưkhônngoan#DuhọcMỹ