Vai trò thực sự của điểm SAT/ACT trong quy trình tuyển sinh Đại học Mỹ?

Rất nhiều trường Đại học Mỹ sử dụng điểm SAT/ACT để lọc hồ sơ ứng tuyển của các thí sinh, vì thế nên điểm số của 2 kỳ thi chuẩn hóa này là nỗi lo của không ít học sinh. Thế nhưng, làm sao để biết chính xác loại điểm này được cân đo đong đếm như thế nào trong quy trình tuyển sinh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của APUS.

 

1. Khi nào điểm SAT/ACT đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tuyển sinh?

 

Đó là lúc bắt đầu và khi kết thúc quá trình đánh giá hồ sơ. 

Ban tuyển sinh thường phân loại và lọc hồ sơ theo điểm SAT/ACT trước khi xem các thành phần khác trong hồ sơ của bạn. Ở bước này, ban tuyển sinh sẽ xem điểm SAT/ACT cùng với một vài yếu tố khác như điểm trung bình, hoạt động ngoại khóa hay các thành tích, nếu không có gì đặc biệt, rất có thể hồ sơ của bạn sẽ bị gác sang một bên.

Nếu số lượng hồ sơ vượt phù hợp vượt quá số lượng xét tuyển của trường, trường sẽ tiếp tục đọc kỹ hơn hồ sơ của các ứng viên giữa các ứng viên. Trong các hồ sơ tương đối giống nhau, ứng viên nào có điểm SAT cao hơn thì có nhiều cơ hội trúng tuyển kia hơn những người còn lại.

2. Khi nào điểm SAT/ACT ít đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tuyển sinh?

 

 

Đó là khi ứng viên có những thành tích vô cùng nổi bật. Ví dụ khi bạn đã có giải thi đấu điền kinh cấp quốc gia hoặc bạn có bằng sáng chế cho một phát minh nào đó thì việc điểm SAT của bạn có hơi kém một chút cũng không quá quan trọng đối với trường.

Ngoài ra, khi ngành học mà bạn lựa chọn không quá liên quan đến các môn thi trong SAT/ACT. Giả sử bạn ứng tuyển vào ngành biểu diễn âm nhạc, và bạn đã có thành tích biểu diễn trên sân khấu quốc gia hoặc đã giành giải trong cuộc thi dành cho các nhóm nhạc thì lúc này điểm SAT/ACT của bạn không quá quan trọng.

Cuối cùng, một số trường không quá coi trọng điểm số của 2 kỳ thi chuẩn hóa này. Ví dụ, Wesleyan, Bowdoin, Bates, George Washington không còn yêu cầu ứng viên phải nộp kết quả các kỳ thi chuẩn hóa. Các bạn hãy tìm hiểu các trường như vậy để bổ sung vào danh sách nộp của mình nhé.

 

3. Dùng điểm SAT/ACT để đo cơ hội trúng tuyển vào các trường Mỹ của bạn như thế nào?

 

Điểm số của 2 kỳ thi này không chỉ giúp cho các trường trong việc lọc thí sinh mà còn giúp chính học sinh lựa chọn trường phù hợp với khả năng của mình. Cách đơn giản nhất là hãy xem điểm SAT/ACT trung bình của các sinh viên đã đỗ trường mà bạn định ứng tuyển (bạn có thể tìm thông tin này trên US News và World Report) để so sánh. Ví dụ, với Đại học Notre Dame, ứng viên sẽ có 25% trúng tuyển nếu nếu có SAT khoảng 1410 điểm SAT, 50% khả năng trúng tuyển nếu đạt 1490 điểm và 75% nếu đạt 1550. Như vậy, bạn có thể ước đoán cơ hội đỗ của mình dựa theo điểm SAT. Tất nhiên, việc tính toán này chỉ mang tính tương đối. Nghĩa là, nếu bạn chỉ đạt 1400 điểm SAT thì bạn sẽ khó vào được trường, nhưng điểm số này sẽ giúp bạn định vị hồ sơ của mình tốt hơn. Nếu điểm SAT chưa tốt thì bạn cần cải thiện các yếu tố khác trong hồ sơ để giúp hồ sơ nổi trội hơn khi nộp vào các trường có phần lớn sinh viên đạt điểm SAT cao hơn số điểm của bạn. Mặc khác, nếu bạn có được 1550 điểm SAT cũng chưa chắc bạn sẽ đỗ các trường có điểm SAT bằng hoặc thấp hơn. Điểm SAT cao chỉ có giúp đảm bảo rằng bạn sẽ không bị đánh trượt ở vòng phân loại hồ sơ theo điểm chuẩn hóa.

Do vậy, APUS khuyên các bạn luôn tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi lựa chọn thi SAT hay ACT và xây dựng cho mình một lộ trình ôn thi hiệu quả trước khi lựa chọn những trường Đại học phù hợp với điểm số của mình. Để lên kế hoạch cho việc ôn SAT/ACT ngay từ lớp 10, bạn có thể đăng tham gia Webinar trực tuyến sau của APUS sẽ diễn ra 9pm tối thứ 5, ngày 30/1/2020 tại đây: http://bit.ly/APUSWebinars.