Vì sao vào trường top không quá quan trọng với người Mỹ?!

Người Mỹ gốc Á tin rằng việc được nhận học tại một trường đại học danh tiếng như Ivy League sẽ giúp họ thành công hơn trong sự nghiệp. Do vậy, họ thà trở thành một sinh viên học lực trung bình trong một nhóm trường top đầu hơn là sinh viên giỏi ở các trường top 100. Điều này hoàn toàn đối lập với suy nghĩ của đa phần người Mỹ (trắng). Nghiên cứu này cũng cho biết phần lớn người Mỹ gốc Á định nghĩa thành công của một người bằng học lực, thứ hạng các trường đại học người đó theo học và ngành học người đó chọn như ngành y, luật, khoa học hoặc kỹ thuật vì những điều này sẽ giúp họ giành ưu thế khi tham gia thị trường lao động, đồng thời mang lại cho họ một địa vị xã hội cao, được nhiều người nể trọng. Tâm lý này dẫn đến một số tổ chức Châu Á đệ đơn kiện Đại học Harvard và một số Đại học khác trong nhóm Ivy League. Họ cho rằng những trường này có biểu hiện phân biệt sinh viên gốc Á trong quá trình xét tuyển Đại học.
Một nghiên cứu năm 2005 của Business Insider cho hay chỉ có 10% trong số các Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty (the Fortune 500) tốt nghiệp Đại học từ nhóm trường Ivy League và chỉ có 30% trong tổng số các CEO làm việc cho 100 công ty hàng đầu Mỹ tốt nghiệp từ một trường đại học thứ hạng cao nào đó.
Theo một nghiên cứu khác về sự đa dạng lãnh đạo ở các công ty công nghệ hàng đầu, người Mỹ gốc Á là nhóm dễ được thăng tiến nhưng số người nắm vai trò quản lý còn khiêm tốn, chỉ bằng một nửa so với người Mỹ trắng (ở trình độ tương đương). Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và kết quả phỏng vấn cho thấy nhân viên người Mỹ gốc Á hay người Châu Á đang làm việc ở các công ty này ít quan tâm đến việc cải thiện kĩ năng lãnh đạo. Nhiều người gốc Á cho rằng với sự thông minh, siêng năng, tập trung và có năng lực kỹ thuật tốt, họ sẽ dễ dàng được thăng tiến, đảm nhận các vị trí điều hành, nhưng thực tế không phải vậy. Các nhà lãnh đều cho biết họ muốn đề bạt những người có tư duy và kĩ năng quản lý.
Một nghiên cứu nữa chỉ ra người Châu Á thường ít quan tâm đến các hoạt động cộng đồng hơn so với người Mỹ (trắng và da màu). Chỉ có 17,9% người Mỹ gốc Á Châu tham gia hoạt động tình nguyện, so với 26,4% người da trắng và 19,3% người da màu; chỉ có 59% người Mỹ gốc Á tham gia các hoạt động thiện nguyện, so với 68% người da trắng và 65% người da màu. Số liệu này phần nào giải thích vì sao người gốc Á thiếu kĩ năng tương tác với cộng động, kĩ năng lãnh đạo,và thường gặp khó khăn khi đảm nhận hoặc cân nhắc vào các vị trí lãnh đạo trong công ty.
Do vậy, thay vì chờ đợi các trường hay các công ty làm rõ hành vi “phân biệt đối xử” với sinh viên hay nhân viên gốc Á, bản thân chúng ta cần thay đổi từ việc hiểu rõ bản thân mình muốn gì, đâu là những mục tiêu bạn muốn đạt được ở mỗi giai đoạn cuộc đời và đề ra những kế hoạch cụ thể giúp hiện thực hoá những mục tiêu đó.
Theo học một ngôi trường danh tiếng không chắc sẽ đảm bảo cho bạn thành công (theo định nghĩa đám đông), vậy nên bạn đừng quá vui mừng hay quá thất vọng khi đỗ hay trượt những trường thứ hạng cao như kì vọng. Việc vào được Đại học chỉ là khởi đầu, sẽ còn rất nhiều cơ hội và thách thức ở phía trước chờ đón bạn.