Career Insider: Xu hướng việc làm trong mảng công nghệ

Để giúp các bạn học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp, kết hợp giữa sở thích cá nhân và xu hướng thị trường việc làm, APUS mở ra chuyên mục Career Insider cung cấp thông tin và dự báo về ngành nghề có triển vọng tăng trưởng cao trong 20 năm tới tại Mỹ và một số nước phát triển. Dưới đây là bài viết đầu tiên: Career Insider- Xu hướng việc làm trong mảng công nghệ.

Bạn có thể nghe nói rằng một ngày nào đó robot và trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận nhiều công việc của con người. Một báo cáo gần đây từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính đến năm 2022, hơn 75 triệu việc làm sẽ bị mất do tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, những người đang tìm việc có ứng dụng công nghệ có thể không cần quá lo lắng vì công nghệ có thể làm mất đi 75 triệu việc làm nhưng cũng có thể tạo ra 133 triệu việc làm mới để hỗ trợ những hệ thống đang trên đà ứng dụng công nghệ. 

AI and Machine Learning Specialists

Ngành này sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự đi lên của công nghệ. Xe tự động không cần người điều khiển của Google và Tesla, hệ thống tự tag khuôn mặt trong ảnh của Facebook, trợ lý ảo Siri của Apple, hệ thống gợi ý sản phẩm của Amazon, hệ thống gợi ý phim của Netflix, máy chơi cờ vây AlphaGo của Google DeepMind chỉ là một vài trong vô vàn những ứng dụng của AI/Machine Learning.

Ngành này được xây dựng nền tảng từ các thông tin, thuật toán, thuật giải, logic… Người theo học ngành Trí tuệ nhân tạo buộc phải làm quen và thành thạo với ngôn ngữ lập trình như Python trong quá trình tương tác với Máy tính học độc đáo và Thư viện học tập chuyên sâu như SKLearn và TensorFlow để tạo ra các ứng dụng AI thực tế khác nhau. Ngoài ra, kiến thức còn phổ rộng liên quan đến Tầm nhìn máy tính, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Hệ thống đề xuất, Hình ảnh hóa dữ liệu…

Kỹ sư phát triển phần mềm và ứng dụng

Để duy trì sự đổi mới và cung cấp các sản phẩm hấp dẫn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp lớn đầu tư một khoản doanh thu đáng kể vào phát triển phần mềm. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, những chuyên gia trong mảng này kiếm được trung bình $105,590 mỗi năm trong năm 2018. Lĩnh vực này dự kiến tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 24% vào năm 2026.

Công việc chính của một Kỹ sư Phần mềm là phụ trách thiết kế, phát triển và cài đặt các giải pháp phần mềm. Trách nhiệm của Kỹ sư Phần mềm bao gồm thu thập các yêu cầu từ người dùng, xác định các chức năng hệ thống và viết code dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, như Java, Ruby on Rails hoặc các ngôn ngữ lập trình .NET (ví dụ: C++ hoặc Jscript.NET.). Vị trí này cũng cần phải quen thuộc với vòng đời phát triển sản phẩm (SDLC) từ việc phân tích hệ thống ban đầu cho tới kiểm tra và thực hiện. Cuối cùng, vai trò của một Kỹ sư Phần mềm là xây dựng được phần mềm chạy tốt, chất lượng cao và sáng tạo, tuân thủ các chuẩn mực coding và kỹ thuật thiết kế.

Data Architect

Thay vì xây dựng và thiết kế những công trình, nhà kiến trúc dữ liệu (Data Architect) sẽ là người tạo nên các hệ thống tổ chức dữ liệu. Các chuyên gia này làm việc với khách hàng để hiểu được họ sẽ tạo và xử lý các hình thức dữ liệu nào, rồi sau đó đưa ra những cách thức để lưu trữ và cập nhật thông tin một cách an toàn và thống nhất. Có khá nhiều Data Architect làm việc với dữ liệu lớn (big data), một phân khúc việc làm cho thấy nó không có dấu hiệu sẽ chậm lại.

Để được đảm nhiệm công việc này, bạn phải có bằng cử nhân về quản lý hệ thống thông tin hoặc liên quan đến lĩnh vực máy tính, cùng với khả năng chú trọng đến chi tiết và mạnh về kỹ năng phân tích. Mức lương cơ bản bình quân cho vị trí Data Architect là $113,000 theo số liệu của thị trường Mỹ, điều này đồng nghĩa đây là một vị trí đầy tiềm năng.

Analytics Manager

Các doanh nghiệp lớn và nhỏ thường dựa vào dữ liệu để đưa ra các quyết định, cải thiện hiệu suất làm việc và tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng họ không thể làm tất cả những điều đó nếu thiếu đi một người quản lý có năng lực đọc hiểu báo cáo và số liệu, tức là Analytics Manager. Các chuyên gia này sẽ dựa trên kiến thức của họ về số liệu thống kê để phân tích dữ liệu, sử dụng các chương trình phần mềm phức tạp và tư vấn giúp khách hàng đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng.

Nếu là một Analytics Manager, bạn sẽ cần sở hữu tối thiểu một bằng cử nhân về thống kê, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ (IT), và xuất sắc trong các kỹ năng về phân tích và giải quyết vấn đề. Mức lương trung bình năm cho vị trí nhân sự cao cấp này vào khoảng $106,000.

Computer Systems Analyst

Thay vì tập trung vào một mảng đơn lẻ của công nghệ, các chuyên viên phân tích hệ thống máy tính (Computer Systems Analyst) sẽ có nhiệm vụ trông coi toàn bộ mạng lưới hệ thống thông tin (IT) của tổ chức. Những chuyên gia này nghiên cứu các công nghệ mới nhất, đánh giá xem thiết bị mới nào sẽ giúp cải tiến hiệu quả, và phân tích sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của hoạt động sản xuất. Khi giữ vai trò của Computer Systems Analyst, bạn cũng sẽ phát triển nên những mô hình dữ liệu phức tạp và biết cách giải quyết các vấn đề quan trọng về IT phát sinh.

Để giành được công việc này, bạn sẽ cần có bằng cử nhân với chuyên môn đào tạo tập trung sâu về máy tính, thêm vào đó là những khóa học ngắn bổ sung về kinh doanh cùng các kỹ năng giao tiếp, phân tích giỏi. Sự phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này được dự kiến lên đến 21%, khiến nó trở thành một trong những công việc phát triển nhanh nhất trong ngành. Mức thu nhập năm trung bình khoảng $85,000.

Information Security Analyst

Nếu bạn hiện đang làm việc như một Web Developer, Software Programmer, hoặc là Computer Security Specialist, thì bạn đang nắm giữ các khả năng để trở thành một Information Security Analyst – Chuyên viên Phân tích Bảo mật Thông tin. Đây là những chuyên gia làm việc “phía sau hậu trường” để ngăn chặn những vụ tấn công hay xâm nhập bất hợp pháp dữ liệu quan trọng và có biện pháp chủ động để bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Là một Information Security Analyst, bạn sẽ đánh giá các rủi ro, đưa ra những lời khuyên hoặc cảnh báo, và thực hiện các biện pháp bảo mật một cách kịp thời.

Các yêu cầu dành cho ai yêu thích vị trí này là tốt nghiệp cử nhân về khoa học máy tính (computer science) hoặc lĩnh vực liên quan, vài năm kinh nghiệm làm việc trong ngành IT cùng kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề giỏi. Triển vọng cho công việc này rất ấn tượng, với sự phát triển được trù liệu là 18% và mức lương hàng năm trung bình khoảng $90,000.

Từ tổ chức dữ liệu cho đến giám sát hệ thống bảo mật thông tin, lĩnh vực công nghệ đang có vô số việc làm dành cho các chuyên gia, những ai đang tìm kiếm sự thử thách thú vị. Hãy để cho các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn có cơ hội được phát huy “công lực” và tỏa sáng với một trong các việc làm công nghệ hấp dẫn đầy hứa hẹn này đi nào!

Sales Engineer

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một số nhân viên làm trong ngành bán hàng và Marketing sẽ học thêm những kiến thức về công nghệ để trở thành Sales Engineer – Kỹ sư bán hàng. Sales Engineer đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động bán hàng của bất kỳ một công ty sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có tính kỹ thuật cao. Công việc của kỹ sư bán hàng là bán những sản phẩm hoặc dịch vụ có tính công nghệ và khoa học phức tạp. Những kiến thức về kỹ thuật và công nghệ là một lợi thế nổi bật cho nghề Sale Engineer bởi vì công việc của bạn gắn liền với việc tư vấn, giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật cao. Ngoài việc nắm chắc về yếu tố kỹ thuật của sản phẩm công ty mình, bạn cùng cần hiểu rõ về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra sự khác biệt hóa, tính ưu việt để trả lời cho câu hỏi: Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của công ty đối thủ?