đại học Mỹ

15 thông tin phụ huynh ước nên biết sớm hơn trước khi con vào đại học

Chuẩn bị cho con vào đại học, đặc biệt là hành trình du học Mỹ là một chặng đường dài. Nếu con bạn vừa vào cấp 3 và gia đình mong muốn cho con cơ hội học tập tốt nhất tại Mỹ, hãy tham khảo những thông tin dưới đây từ nhóm tư vấn trường Mỹ APUS để vạch ra lộ trình chuẩn bị tài chính chu đáo hơn cho con cái mình.

1) Điều đầu tiên nhất, phụ huynh cần tra cứu thông tin về Expected Family Contribution (EFC) – số tiền gia đình dự kiến sẽ chi trả được cho việc học của con. Trường học và chính phủ liên bang dựa trên chỉ số EFC này để tính toán và quyết định mức hỗ trợ tài chính mà sinh viên được hưởng. Các gia đình có chỉ số EFC càng thấp, hỗ trợ tài chính được trao sẽ càng cao.

2) Tính tới thời điểm 2021, các gia đình có thu nhập từ 100.000 đô trở lên thường phải trả toàn bộ chi phí học tập tại các trường đại học hàng đầu bang nước Mỹ.

3) Phần lớn học sinh nộp đơn vào các trường cạnh tranh nhất như Stanford và Harvard đều có điểm số và điểm thi cao ngang ngửa với thủ khoa tại trường cấp ba của con bạn. Tuy nhiên, đa số những học sinh này vẫn không được nhận vào học. 

4) Đạt bằng khen hoặc giải thưởng quốc gia không có nghĩa sẽ được vào đại học miễn phí.

5) Bố mẹ tốt nhất không nên hứa với con: “Chỉ cần con đậu vào trường, bố mẹ sẽ có cách chi trả toàn bộ.” 

6) Hơn 70% học sinh đỗ ngay ở ngôi trường nguyện vọng một. 

7) Bố mẹ nên có một khoản tiết kiệm cho việc học đại học. Các trường sẽ không xem xét cho vay tiền chỉ vì gia đình không có khoản tiết kiệm trước đó. Bố mẹ hãy kiểm tra và tính chỉ số EFC như đã nhắc ở trên, thay đổi số tiền tiết kiệm để xem chỉ số EFC sẽ dao động như thế nào.

8) Đừng lên kế hoạch học tập tại các trường công lập ngoài tiểu bang, trừ khi gia đình có đủ khả năng chi trả toàn bộ học phí cho các trường này.

9) Khi chọn trường cho con, hãy ưu tiên những trường trong tầm ngắm (phù hợp với học phí, điểm số của con,..) thay vì dựa vào thứ hạng của trường, hay chỉ chọn vì bạn bè, người quen cũng chọn như vậy.

10) Phần lớn các vận động viên không thi đấu cho các giải đấu đại học không nhận được học bổng dành cho vận động viên.

11) Tuy bạn không liệt kê con mình trong báo cáo thuế thu nhập, không có nghĩa con bạn sẽ trở thành một sinh viên ứng tuyển dạng tự do hay đủ điều kiện để được hỗ trợ tài chính mức cao hơn.

12) Hàng năm, có hàng triệu học bổng danh dự (merit scholarship) được trao cho sinh viên, nhưng con số trung bình là dưới 1000 đô và chỉ có giá trị trong vòng 1 năm. Đối với hầu hết sinh viên, học bổng cao nhất sẽ đến từ trường mà họ thực sự chọn theo học.

13) Phần lớn các trường có tỷ lệ tốt nghiệp trong vòng 4 năm chỉ dưới 50%. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng phải trả nhiều tiền hơn để tốt nghiệp một số trường so với những trường khác.

14) Khi chuẩn bị cho con vào đại học, bố mẹ không nên đặt kỳ vọng và kinh nghiệm nộp hồ sơ của người khác lên con cái mình. Đơn giản là vì không có gia đình nào sẽ có trùng thông tin giống gia đình nào và không học sinh nào sẽ giống học sinh nào ngay cả đó là anh chị em sinh đôi. Chưa kể, các trường luôn cập nhật và điều chỉnh quy chế tuyển sinh phù hợp với bối cảnh thực tế nên thời điểm bạn nộp năm nay sẽ khác với năm sau. Do vậy mọi sự so sánh, đối chiếu đều chỉ mang tính tương đối.

15) Nếu không đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, đừng vội đổ lỗi cho hoàn cảnh của mình. Mức chi phí NET trung bình cho học sinh có thu nhập gia đình từ 30.000 đô la trở xuống tại các trường công là 9.633 đô la và là 16.441 đô cho những gia đình có thu nhập từ 75.001 đến 110.000 đô. Đây là số liệu tham khảo cho các học sinh ở Mỹ, sinh viên quốc tế còn phải cộng thêm các chi phí ngoại bang vào nên chi phí thực tế phải bỏ ra sẽ còn cao hơn. Trên thực tế, không ai được học đại học miễn phí cả, nhất là ở Mỹ.