5 thay đổi tái định hình quy trình tuyển sinh đại học tại Mỹ

Tòa án Tối cao vừa ra phán quyết bãi bỏ việc cân nhắc các yếu tố chủng tộc trong quá trình xét tuyển đầu vào tại Đại học Bắc Carolina vào ngày 29/06 và điều này có thể làm giảm số lượng nộp hồ sơ của một nhóm các ứng viên thiểu số như Mỹ Phi hay Gốc Mexico. Quyết định này cũng rất có thể tác động lớn đến quá trình ứng tuyển vào các trường Đại học.

Cùng APUS điểm qua 5 thay đổi mới có thể sẽ tái định hình quy trình tuyển sinh đại học tại Mỹ trong thời gian tới dựa trên những phán quyết này.

1. Bài luận cá nhân sẽ trở nên quan trọng hơn

Tòa án Tối cao cho rằng học sinh có thể nêu rõ nguồn gốc chủng tộc hoặc sắc tộc của mình thông qua các bài luận đại học.

Điều này cũng khiến nội dung các bài luận xét tuyển đại học được viết theo hướng có lợi hơn cho những ứng viên nhằm giúp trường nhận ra họ đến từ những nhóm thiểu số và đã phải trải qua sự bất bình đẳng trong sắc tộc. 

2. Có ít trường yêu cầu SAT và ACT hơn. 

Có đến khoảng 1,900 các trường đại học tạm thời gỡ bỏ yêu cầu điểm thi chuẩn hóa và chuyển sang hình thức tuyển sinh không bắt buộc/không có bài thi đầu vào (một phần do tác động của Đại dịch COVID-19). 

Giờ đây, trước những cáo buộc cho rằng các sinh viên có điều kiện sẽ có nhiều lợi thế đạt điểm thi cao hơn, các trường đại học đã đáp trả lại việc này bằng việc loại bỏ yêu cầu bắt buộc phải nộp điểm SAT/ACT.

Theo thống kê của College Board là đơn vị tổ chức kỳ thi SAT, những thí sinh có gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế tốt có điểm SAT cao hơn khoảng 100 điểm so với những thí sinh đến từ những gia cảnh khác. Vào năm 2022, số lượng các thí sinh da trắng đạt điểm SAT trung bình là 1098, trong khi các thí sinh da màu chỉ đạt trung bình là 926.

Các văn phòng tuyển sinh thậm chí còn có các biện pháp chặt chẽ hơn, chẳng hạn như hệ thống của Đại học California đã áp dụng “test-blind”, nghĩa là hệ thống sẽ không xem xét điểm thi chuẩn hóa ngay cả khi thí sinh nộp điểm số này.

3. Chấm dứt ưu tiên cho những thí sinh đến từ những gia đình giàu có 

Một số trường Đại học hay bị chỉ trích khi xét tuyển ưu tiên cho con cái của các cựu sinh viên, nhà tài trợ và giảng viên trong trường.

Thẩm phán Neil M. Gorsuch chỉ trích đích danh Harvard vì đã không loại bỏ yếu tố ưu tiên này. Vào ngày 29/06 vừa rồi, Tổng thống Biden đã cam kết rằng Bộ Giáo dục sẽ làm rõ và có những động thái mạnh mẽ hơn đến “đặc quyền này”. Trước đó, đã có nhiều thế hệ tổng thống Mỹ cho rằng chế độ tuyển sinh này nên được loại bỏ. 

Tuy nhiên, các trường đại học nói chung vẫn muốn giữ những ưu tiên này với lý do nhóm đối tượng này đã đóng góp trong việc xây dựng cộng đồng và hỗ trợ gây quỹ. Chỉ một số ít trường có tỉ lệ chọi cao đã loại bỏ hẳn đặc quyền này bao gồm Caltech, Đại học Johns Hopkins và Amherst College.

4. Thước đo thành tích mới: Chỉ số nghịch cảnh. 

Sau khi đưa ra phán quyết, Tổng thống Biden cũng kêu gọi thiết lập “một tiêu chuẩn mới” để đánh giá các ứng viên. Ngoài điểm kiểm tra và điểm số tại trường lớp, ông đề nghị các trường đo lường “nghịch cảnh mà học sinh đã vượt qua”.

Tổng thống Biden cho rằng: “Đứa trẻ đối mặt với những thử thách khó khăn đã thể hiện sự gan dạ hơn, quyết tâm hơn và đó phải là một yếu tố đáng được cân nhắc.”

Một số trường đã xem xét đến lý lịch của học sinh trong quá trình tuyển sinh của họ. Trường y tại Đại học California, Davis, đánh giá các ứng viên dựa trên chỉ số bất lợi về kinh tế xã hội, hay còn được biết đến là  “S.E.D.” (The Socioeconomic Disadvantage Scale).

5. Các trường sẽ chủ động “chiêu mộ” ứng viên hơn

Các trường đại học có tỉ lệ chọi cao đã quen với việc các ứng viên chủ động tìm đến với họ. Tuy nhiên, trước những biến động trong tuyển sinh, nhiều trường đã chủ động bước ra ngoài tìm kiếm những sinh viên tiềm năng.

Ví dụ, Đại học Virginia trong tháng này đã công bố kế hoạch nhắm đến mục tiêu 40 trường trung học ở tám khu vực trên toàn tiểu bang, đa số là những khu vực có rất ít thí sinh nộp vào Đại học này. 

Một nghiên cứu khác của trường cho thấy chỉ có 6% thí sinh đến từ các khu vực  khó khăn nhất của tiểu bang nộp đơn. Một chương trình khác của Đại học California đã hỗ trợ học tập và tư vấn tuyển sinh đại học cho hàng ngàn học sinh trung học ở các cộng đồng có thu nhập thấp.

Trước những thay đổi về tình hình tuyển sinh các trường Đại học Mỹ, các học sinh và phụ huynh có thể liên lạc với tư vấn APUS để nhận được những lời khuyên và chiến lược phù hợp cho mùa tuyển sinh Đại học Mỹ năm nay và những năm tiếp theo.