Logo
(+84) 98 2028 888(+84) 98 5555 468
Đặt lịch tư vấn

Analyst Liệu Có Đang Dần Trở Thành “Người Thừa”Khi Có Robo-Advisor?

19th July, 2025

Robot đang quản lý “thụ động” 2 nghìn tỷ đô tài sản trên thế giới. Liệu bạn sẽ tin tưởng để robot quản lý tiền?

Câu chuyện thứ nhất, số tiền được mấy dịch vụ robo-advisor đã tăng vượt qua 2 nghìn tỷ đô và dự kiến sẽ còn tăng tiếp. Và con số này có lẽ là chưa tính đúng tính đủ các con số qua các dịch vụ super-app của Trung Quốc và những app lách luật của Châu Mỹ-Latin.

Lưu ý, sự khác biệt giữa robo-advisor và những cái gọi là dùng thuật toán đầu tư, trade mà chúng ta nghe qua phim ảnh khác nhau chủ yếu ở investment horizon, độ rủi ro của trade cũng như mức độ “thụ động” của chiến lược. Trong khi đa số cái bạn nghe về quant, algo-trading là active và có horizon từ siêu ngắn (vài giây) tới trung bình (vài tuần) thì đa số robo-advisor tools

Sự khác biệt của robo-advisor so với bạn tự mình đi chọn quỹ và mua một vài quỹ track thị trường là lựa chọn tỷ trọng vào từng quỹ thích hợp với mức độ chịu rủi ro của bạn.

Trong thị trường chuẩn chỉnh của Mỹ, con số này có những mức tăng trưởng chậm chậm, nhưng đáng chú ý, với tay chơi dẫn đầu là Vanguard.

Mức phí của robo-advisor có thể chỉ 1/4 đến 1/8 phí quản lý của các sản phẩm truyền thống sau khi tính đúng, tính đủ các loại phí của quỹ đầu tư.

Vấn đề của nó là loại hình này tăng trưởng coi như là chậm trong 10 năm qua ở Mỹ và Anh, ngay cả sau khi SEC của Mỹ và FCA của Anh bắt đầu cân nhắc đưa nó vào framework quản lý.

Tuy nhiên, trong năm nay, đang có một sự thay đổi đáng chú ý được coi là dòng biến động ngầm. Đó là các tổ chức lớn, bao gồm bank lớn của Hàn, Nhật và big tech của China đang âm thầm push các thương vụ thâu tóm robo-adviser và thu hút nhân tài liên quan. Họ đang âm thầm chuẩn bị cho một cú đấm trên thị trường quản lý và tư vấn tài sản, thay con người bằng con bot. Về cơ bản, đó là một phần của công cuộc “tiết kiệm chi phí”, “nâng cao hiệu quả” đang diễn ra ở khắp nơi.

Ví dụ là cái deal MUFG năm ngoái và vài cái deal ở Hàn và Sing đang diễn ra, trong khi China đang có một cuộc chạy đua đằng sau giữa các ông tech lớn về mảng robo-advisor này.

Dịch vụ có thể chưa chắc tốt hơn (gần như chắc chắn là tệ hơn), nhưng nếu chi phí rẻ hơn 1/4, return vẫn kiểu kiểu vậy (như cái chart trên), bạn có chấp nhận không?

Đó là một câu hỏi đầu tiên mà sẽ cần thời gian để trả lời, nhưng mấy tỷ đô tài sản đang được quản lý bằng robo-advisor scheme là một minh chứng cho thấy nó có thị trường.

Vậy liệu robo-advisor sẽ lấy đi công việc của con người?

Đó là tùy vào thị trường nào.

Ở thị trường Anh-Mỹ, nơi mà dân tình cần financial adviser, financial planner, thì nó là một cơ hội giúp anh em financial adviser tiết kiệm chi phí trong khi có thể làm việc hiệu quả hơn với khách hàng.

Progress can be made by adapting AI to the ways in which the financial adviser works, not the other way around. AI should move beyond recommendation engines that just keep banging on the same products that similar customers tend to buy. The programs should be flexible enough to take more information from interactions with a client, making proposals intelligible to both the adviser and the investor. If a suggested portfolio can’t be explained in laymen’s terms, it won’t be sold. If it fails to provide expected returns, advisers and clients need to understand why.

Đối với thị trường Việt Nam, khi các công cụ này phát triển, các broker có thể hoạt động với một bộ công cụ mạnh hơn trong tay để giới thiệu cho khách hàng nhiều sản phẩm thiết kế sẵn. Đây là một triển vọng rất có tiềm năng.

Trong một presentation gần đây dùng data của một app robo-advisor lớn của China (phải ký hợp đồng bảo mật), mình vừa nhận ra một cái lợi thế mà các robo-advisor companies đang tận dụng là DATA của người dùng, đặc biệt là với dân China khi mà bạn dùng nó qua một super app.

Về cơ bản, nó tạo ra một profile về investment/chi tiêu của bạn giúp các công ty này có thể phân tích và đưa ra một sản phẩm tốt hơn trong tương lai: giới thiệu từng nhóm stock phù hợp sở thích cho bạn thay vì 1 quỹ đầu tư. Tức là một kiểu từ đầu tư thụ động vào quỹ thành đầu tư chủ động chấp nhận ít đa dạng hóa portfolio hơn mà cược thẳng tay vào 1-2 stock, nếu bạn chọn bạn là kiểu chấp nhận rủi ro.

Đây là một món vũ khí mới cho các bạn broker và funds managers để triển khai sản phẩm. Ở một khía cạnh khác, nó tiềm ẩn một rủi ro đạo đức: các funds managers có thể trả tiền cho app giới thiệu funds của mình lên top sản phẩm 🙂

Con bot không thiên vị, nhưng người thiết kế ra nó thì có.

Vậy xu thế AI áp dụng vào quản lý tiền còn ảnh hưởng tới mảng nào nữa?

Mảng phân tích đầu tư.

AI analyst – Áp dụng AI vào mảng phân tích

Trong giới phân tích tuần này đã nổi lên thảo luận về chuyện UBS xài tools của OpenAI và Synthesia để xây mấy con clone của mấy anh analyst nhà mình.

UBS đã bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo để biến các nhà phân tích của mình thành hình đại diện, gửi video về nhà phân tích “đã được mô phỏng” này cho khách hàng trong một động thái mà ngân hàng này cho biết sẽ “giải phóng nhân viên” để họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ hiệu quả hơn.

UBS has started using artificial intelligence to turn its analysts into avatars, sending videos of the simulated bankers to clients in a move the lender said would free up staff to focus on more productive tasks.

Ý tưởng cơ bản là sau khi analyst làm báo cáo thì thay vì hồi xưa thỉnh thoảng phải lên trường quay quay hình, thì nay analyst có thể tập trung làm việc phân tích, còn con AI sẽ tạo ra các video tóm tắt các report, đồng thời có thể tự trả lời câu hỏi dựa trên nội dung report của analyst làm.

Hiểu nôm na thì FT giải thích như sau:

Để tạo video, các nhà phân tích của UBS có thể sử dụng mô hình ngôn ngữ để phân tích báo cáo của họ và tạo ra một kịch bản. Sau đó, họ có thể xem lại kịch bản trước khi nó được chuyển thành video giống như thật bằng hình đại diện của họ.

Nếu quy trình công nghệ tạo video đủ xịn, thì sau này mình có thể viết Đọc Chậm, xong rồi kêu con ChatGPT tạo ra một kịch bản tóm tắt, mình edit xong, thì được tạo thành video 4-5 phút up lên YouTube.

Điều đó xử lý được yêu cầu của nhiều bạn là up video lên YouTube, điều mình không có thời gian để làm.

Vấn đề là lỗi của video tất nhiên là sẽ xuất hiện, và analyst sẽ vẫn phải review lại kịch bản và video.

Tức là nhu cầu cần tools edit video vẫn cao, và bank phải có người hoặc một cái tools khác edit video nhanh gọn.

Chừng nào có mấy cái này có thể xử lý bài Đọc Chậm thành video và edit dễ thì ngày đó mình sẽ làm bản Đọc Chậm version 4-5 phút up YouTube. Nhưng bây giờ thì chưa. 🙂

Và việc áp dụng những thứ này sẽ có nhiều khác biệt ở thị trường Âu-Mỹ và thị trường Châu Á. Ví dụ super app phổ biến ở nhiều thị trường Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhưng lại không phổ biến ở Âu-Mỹ. Những công ty có tham vọng nhảy vào mảng làm super app ở Âu-Mỹ đều đang đốt tiền lỗ từa lưa mà thành quả rất ít. CNBC có một bài cố gắng giải thích vì sao, mà mình xem xong rồi mình vẫn nghĩ là “hên xui”. 🙂

Bài học rút ra là gì?

Nhiều khả năng robo-advisor sẽ là một trend được triển khai trong tương lai ở Việt Nam. Và đồng thời trong tương lai vai trò của nghề analyst, quản lý tài sản cũng sẽ thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào thì còn chưa rõ. Ngoài ra, analyst phải chú trọng nội dung phân tích có chất lượng, nếu không thì nội dung train sẽ rất tào lao, và video lên mạng bằng AI sẽ rất tệ.

Và nếu như vậy, thì core advantage của analyst nên tập trung vào làm report cho xịn, tại nếu report không chất lượng, broker đi tổng hợp thông tin mấy chỗ khác rồi xài AI tạo video còn xịn hơn analyst, thì analyst thành không có giá trị.

Vì vậy thay vì tập trung vào mấy chuyện như làm media, analyst vẫn phải phát triển core skill là làm phân tích tốt hơn mấy con bot. Tại vì insight không có, mà bot nó còn được train trên report chính mình viết (và đồng nghiệp viết), thì mình còn kém hơn bot.

Công nghệ AI giúp tạo video từ người thật là một công nghệ đe dọa ngành phim ảnh, nhưng không ngờ cũng có thể đe dọa mấy con human của những ngành khác.

Tai nạn với AI: khi con người tin AI sái cổ và nó lừa bạn.

Dựa vào những câu chuyện trên, có những bạn sẽ nói là AI dần sẽ làm đủ mọi việc và ngon lành, chỉ cần dựa vào nó là đủ. Vậy thì bạn hãy đọc bài bên dưới để thấy xài AI mà không đàng hoàng thì chính bạn sẽ lên đường trước.

Tờ Chicago Sun-Times lập tức lên thông báo là ông này là cộng tác viên, hổng phải là bài báo do cơ hữu của báo viết và hứa để vụ này không bao giờ tái diễn.

Và đố bạn cái gì mà bài báo trên Guardian tường thuật tin bi hài này chưa nhận ra?

Đó là cái bài báo tào lao đó đã đi vào các news archive sẽ được feed cho các con AI như ChatGPT.

Nó sẽ không thể bị xóa vì đã vào archive nào đó rồi chỉ vài phút sau khi có 1 cái tools archive nó (hiện tại chắc phải triệu tools tự động như vậy mỗi ngày). Và nhiều cái trong số đó nằm trong data train ChatGPT vì một số nguồn của ChatGPT sẽ lên những list bài đó tự động. Khi bài bị kéo xuống ở nguồn gốc như tờ Chicago Sun-Times, nó vẫn nằm lại vĩnh viễn ở nguồn thứ cấp.

Chúng ta đang dần feed cho con AI toàn thuốc độc. Rồi nó lại bơm thuốc đó vào đầu bà con. Bà con lại tiêm lại cái thuốc độc do chính nó chế ra vô lại cho nó. Liều sau nó bơm vào đầu bà con sẽ ngày càng độc.

Kết quả là người ta sẽ uống thuốc độc đó như thần dược.

Mình nghĩ nếu tình hình cứ như vầy, một ngày nào đó, xã hội sẽ tin vào kiến thức giả và những ai biết kiến thức thật sẽ bị đấu tố như Galileo.

Đó là vì nhiều kiến thức chất lượng đang nằm sau paywall hoặc giấu trong một nhóm ít. Và tệ hơn, có nhiều người đang đi cố gắng làm kiến thức bậy bị viral.

Nếu bạn không tin, bạn hãy đi hỏi ChatGPT, Gemini, Co-pilot (mình mới thử 3 con này) cho bạn list 10 bài nghiên cứu có ảnh hưởng nhất về chủ đề “earnings management”, bạn sẽ luôn tìm thấy 1-2 bài SSRN tào lao hoặc 1 tạp chí củ chuối chém gió hết sức bậy bạ dù bạn torture nó như thế nào.

Đó là vì một ông tào lao nào đó đã viết bài rất bậy và mình đoán đã dùng chiêu thao túng citation nào đó sau khi đặt nó lên SSRN và sau đó publish nó trên 1 tạp chí củ chuối. Ghê hơn là trong cái bài trên SSRN con ChatGPT cho mình, ổng chém gió sai cha 3/4 key measures của earnings management.

AI không có tội. Những người đã copy paste và mỗi ngày tạo ra hàng tấn thông tin tào lao và dùng thủ đoạn thao túng để các thông tin đó thành viral đã tạo ra các con AI như vậy.

AI không có lỗi, người lười như cha cộng tác viên tờ Chicago Sun-Times và mấy cha đi thao túng downloads bài nghiên cứu trên SSRN là nguồn gốc của tội lỗi.

Và còn có một tác nhân khác nữa là mấy người cứ bảo “giờ hỏi AI là ra”. Họ không còn muốn suy nghĩ hay không có khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng là “nếu con đó chém gió thì sao?”.

Nếu có một ngày AI đi xử mấy kon human, thì khả năng cao là do mấy kon human làm bậy mà ra.

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn

Đăng ký nhận tin

Liên hệ

Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng, Hà Nội

(+84) 98 2028 888

(+84) 98 5555 468

info@apusvietnam.com

© 2015 APUS Vietnam. All right reserved

FaceBookFaceBookYouTubeInstagramTikTokZalo
Đặt lịch tư vấn