Bài luận là một phần quan trọng và gần như không thể thiếu khi nộp đơn vào một trường Đại học cạnh tranh đến cực kì cạnh tranh tại Mỹ. Để giúp các em học sinh giảm bớt áp lực, APUS tổng hợp những nhận định của một số nhà tuyển sinh Đại học Mỹ và đưa ra những ví dụ cụ thể về những bài luận tốt trong mắt các nhà tuyển sinh để giúp các em có thể chỉn chu bài luận của mình trước giờ G.
Theo Andrew Strickler, trưởng phòng tuyển sinh và hỗ trợ tài chính tại Connecticut College, “Những bài luận tốt nhất, những bài thực sự nổi bật, là những bài luận thể hiện tính chân thực và bạn có thể thực sự nghe thấy tiếng nói của học sinh.” Ông cũng cho hay “Các em học sinh có thể bị cuốn vào bẫy suy nghĩ quá nhiều và viết một bài luận để gây ấn tượng với ban tuyển sinh,”
Bài luận giúp các trường có cái nhìn về cách học sinh viết, nhưng chính nội dung của bài luận mới là điều quan trọng nhất, theo các chuyên gia tuyển sinh. Nói cách khác, trong khi việc thể hiện ngữ pháp và văn phong là điều quan trọng, thì việc thể hiện tính cách và cá nhân của các thí sinh còn quan trọng hơn.
Theo David Graves, đại diện Ban tuyển sinh tại Đại học Georgia, trường quan tâm đến câu chuyện của các em học sinh hơn là việc đó có phải là một bài luận năm đoạn hoàn hảo hay không.
Nhiều trường cho học sinh một loạt các chủ đề để lựa chọn để giúp các em tìm ra những nội dung thể hiện bản thân rõ nét nhất.
Bên cạnh đó, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với nhiều học sinh, nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận thấy rằng điều quan trọng nhất trong bài luận là sự chân thật và kết nối. Nên việc chọn đúng giọng điệu phù hợp với mình, mà lại kết nối với người đọc, tạo cho họ một cảm xúc thoải mái, tích cực khi đọc luận văn của các em từ đó hình dung ra tính cách của em học sinh đó thường là thách thức đối với nhiều thí sinh.
Trong hai đợt tuyển sinh gần đây, một số thí sinh bắt đầu sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT để viết bài luận đại học. Mặc dù những công cụ AI ngày nay có thể giúp bất cứ ai “nặn” ra một bài luận có kỹ thuật viết tốt, lại tốn ít thời gian, nhưng lại khiến cho các em mất đi “giọng văn” của mình và điều này sẽ tạo ra một “bức tường” ngăn không cho bộ phận tuyển sinh tìm hiểu sâu hơn về con người và cá tính của em học sinh đó.
Để có một bài văn “chạm vào cảm xúc” của người đọc, các em nên bắt đầu từ sớm và dành thời gian để viết bài luận của mình, rồi đọc to nó cho ai đó nghe… để chính bản thân mình có thể nghe và cảm thấy nhịp điệu và từ ngữ trong đó.
Dưới đây là một số bài luận được lược trích từ các bài luận mà các thí sinh gửi về cho các trường Mỹ. Điểm chung của các bài luận này là việc thể hiện được những góc nhìn sâu sắc của các em học sinh về cuộc sống, niềm đam mê của bản thân và sự kết nối giữa các em với những người xung quanh. Những từ ngữ, phép so sánh ví von mà các em sử dụng xuyên suốt trong bài luận thực sự đã làm “sống dậy” những giác quan, cảm xúc của người đọc.
Ở phần mở đầu, em học sinh này viết:
“If you asked me what object I’d save in a burning fire, I’d save my notebook. My notebook isn’t just any notebook, it’s bubble gum pink with purple tie dye swirls, and has gold coil binding it together. But more importantly, it’s the key that unlocked my superpower, sending me soaring into the sky, flying high above any problems that could ever catch me. However, my notebook is simply the key. My real power rests in the depths of my mind, in my passion for writing. But to know how my powers came to be (not from a spider or a special rock), I must travel back to the first spark.
Four years ago, I wrote my first 6-word memoir in my eighth-grade rhetoric class. Inspired by my father’s recently diagnosed terminal illness, I wrote “Take his words, don’t take him”. It was as if all the energy of my powers surged into six meaningful words meant to honor the man that I would soon lose to a villain known as ALS. This was the first time I felt my writing. Three years ago, my dad’s disease severely progressed. The ALS seized his ability to speak and locked it in a tower with no key. The only way we could communicate was with an old spiral notebook. …”
Sau đó, em tiếp tục đếm ngược mỗi năm (“ba năm trước,” “hai năm trước,” v.v.) và kết thúc với một đoạn viết như sau:
“One month ago, I needed my powers more than ever before. I needed them to convey who I truly am for the chance at the future of my dreams as a writer. Except this time, I didn’t need the key because my powers grew into fruition. Instead, I opened my laptop only to type out one sentence… “If you asked me what object to save in a burning fire, I’d save my notebook.”
Lối dẫn dắt câu chuyện của em học sinh này không chỉ cho thấy được thành quả cuối cùng mà em ấy đạt được, mà còn cả những xung đột, đấu tranh và sự trưởng thành của em ấy trong quá trình cùng cha mình chống chọi lại bệnh tật. Điều này đã giúp bài luận thật sự lôi cuốn người đọc.
Em học sinh này cũng sử dụng các mốc thời gian, như việc đếm ngược các năm và tháng để kể câu chuyện của mình, để từ đó giúp người đọc hình dung về quá trình trưởng thành của em đó như thế nào.
Bài luận tiếp theo là một bài luận được chia sẻ ở trên trang tuyển sinh của trường Connecticut College. Theo Susanna Matthews, phó giám đốc tuyển sinh của Đại học này, bài luận thể hiện nhiều khía cạnh thú vị và sắc nét về tác giả, nhưng ở một chừng mực vừa đủ.
“Every person who truly knows me believes that I was born in the wrong century. They call me “an old soul” because I’m a collector, attracted to books, antiques, vinyl records and anything from the 80’s. But they also think I am unique in other ways. I believe it is because of the meaningful connections to my two languages and two cultures.
When we moved into our first American house, I was excited to decorate my new room. The first thing I knew I needed was a place to organize my most cherished possessions I have collected throughout my life. I searched and finally found a bookshelf with twenty-five thick sections that I could build and organize alphabetically … Each shelf holds important objects from different parts of my life. …
These books are a strong connection to my Brazilian heritage. They also remind me of the time when I was growing up in Brazil, as a member of a large Italian-Brazilian family.”
Em học sinh trong “câu chuyện” này tiếp tục mô tả chi tiết mỗi loại sắp được xếp trên kệ, từ Harry Potter đến những cuốn sách học tiếng Anh và sau đó, dừng lại mô tả kỹ hơn phần dưới cùng của kệ sách chứa một số tài sản quý giá nhất của gia đình bao gồm cả chiếc máy đánh chữ cũ của ông nội. Và từ những kỷ vật như vậy, em ấy đưa người đọc đến quay về quá khứ và những điều thiêng liêng đã tạo nên một con người như bây giờ của tác giả.
Và ở phần kết, tác giả nối quá khứ, hiện tại và tương lai với những cuốn sách mới, những trải nghiệm mới với giá sách năm nào.
“As I grab my favorite Elvis vinyl to play, I can only wonder about the next chapter of my life. I look forward to adding new books, new friends, and a wide variety of experiences to my bookshelf.”
Ở bài luận này, em học sinh đã khéo léo đặt một chủ đề (kệ sách) làm trung tâm và dựa vào đó để lồng ghép thêm những chi tiết khác nhau để thể hiện ra những cảm nhận và cá tính của mình.
Ngoài bài luận chính (bài luận cá nhân), một số trường đại học yêu cầu một bài luận phụ (bài luận bổ sung). Những bài luận này thường ngắn hơn và tập trung vào việc trả lời một câu hỏi cụ thể do trường đưa ra.
Ví dụ, Đại học Chicago (University of Chicago) cho phép thí sinh lựa chọn chủ đề luận phụ với nội dung sáng tạo, chẳng giống ai để giúp mỗi thí sinh có thể thể hiện ra quan điểm và cá tính của mình một cách rõ nét nhất. Một số trường khác thì đặt ra những câu hỏi truyền thống hơn liên quan đến trường hay về ngành học mà các em học sinh sẽ chọn theo học tại trường đó.
Trên website tuyển sinh của mình, Đại học Chicago nhấn mạnh rằng trường coi bài luận là cơ hội để mỗi học sinh kể cho ban tuyển sinh trường nghe về bản thân, sở thích, và ước vọng của mình, và từ đó, là cách để trường hiểu sâu hơn về học sinh đó.
Một số trường như Đại học Chicago cho thí sinh có thể thoải mái thể hiện bản thân mình trong bài luận phụ mà không giới hạn số từ. Một số trường khác như Stanford yêu cầu thí sinh trả lời mỗi câu hỏi trong giới hạn số từ cụ thể từ 50 đến 250 từ hoặc Đại học Georgia thường giới hạn số lượng từ cho mỗi bài luận phụ từ 200-300 từ.
Graves là đại diện cho ban tuyển sinh của Đại học Georgia cho biết ông không trông đợi vào các thí sinh sẽ viết ra một bài luận hoàn hảo, mà một bài luận mang tính thư giãn, thân mật hơn với người đọc. Ngoài ra, Graves cũng nhấn mạnh rằng, các em học sinh nên học cách viết trực diện, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn để người đọc có thể thu thập đủ thông tin của em đó ngay từ những giây đầu tiên.
Các trường khác như Đại học Babson cho phép học sinh viết một bài luận dài 500 từ để trả lời một đề tài, hoặc họ có thể chọn gửi một video dài một phút về lý do họ chọn ứng tuyển vào trường. Một thí sinh nộp vào trường này đã chọn quay một video “một ngày trong đời” để trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?
“Visiting campus twice, I know I could see myself as one of the many interesting, innovative, and enticing students that come out of Babson,” she says in the video. “But who am I you ask? I am a student. I am a reader. I am a researcher. I am a music lover. … I am Gabrielle Alias and I am excited for who I will be as a graduate of Babson.”
Một bài luận khác của một thí sinh nộp vào Babson thì lại mô tả trải nghiệm của em học sinh đó trong văn phòng tuyển sinh của trường và cảm giác thoải mái mà em có được từ ngay lần đầu tiên bước vào văn phòng trường này.
“I immediately smiled at the sight of my favorite board game. Babsonopoly. I love the combination of strategy and luck in this traditional family pastime. Seeing this on the wall in the admissions office gave me immediate comfort; I knew I was home.”
Em tiếp tục mô tả những gì khiến Đại học Babson khác biệt so với các trường khác, chẳng hạn như việc em cảm thấy được bao quanh bởi “những cá nhân tinh tế và trưởng thành” và một môi trường gắn kết, đề cao tinh thần khởi nghiệp và nếu được học trong môi trường này, em sẽ chạm được vào mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai..
“It is natural for me to be in a small class where more than one language is spoken. I am accustomed to discussions with diverse viewpoints, open minds, and where differences are seen as advantages. I embrace my cultural uniqueness, and I will add my voice to the community. I can’t imagine not continuing this in college.”
Em cũng nhận thấy rằng khi tham quan khuôn viên trường và quan sát các sinh viên đang học tập, em có thể thấy mình là một phần trong số họ, đặc biệt ở năng lượng học tập và tinh thần khởi nghiệp không bao giờ tắt tại đây. Em cũng nhắc đến rằng lớp học “Foundations of Management and Entrepreneurship (FME)” để nối với những gì em muốn làm trong tương lai, đó là điều hành một doanh nghiệp.
“Babson recognizes the potential of their students, and FME is a great way for young entrepreneurs like me to find our place in the business world and learn from our mistakes. I am capable of this challenge and will conquer it with tenacity. I will bring my dedication, commitment, and innovative skills to Babson College. Now it’s my turn to pass go and collect my Babson acceptance letter. I’ve found my next challenge.”
Với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn các bạn học sinh đi tìm câu trả lời “Tôi là ai” và thể hiện rõ nét điều đó qua bài luận cá nhân, và bài luận phụ, các tư vấn trong APUS khuyên các em học sinh nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Tìm ra “giọng văn” của mình
– Viết về một chủ đề quan trọng đối với em
– Thể hiện bản thân một cách chân thật nhưng đáng nhớ
– Kết nối với người đọc
– Đọc kỹ lại bài viết trước khi nộp
Để nhận được những lời khuyên về việc phát triển ý tưởng, xác định “giọng điệu” trong bài luận, và thể hiển rõ nét cá tính của mình, các bạn học sinh có thể liên hệ để nhận thêm lời khuyên từ APUS nhé!
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved