Bảng xếp hạng mới của U.S. News lại gây ra tranh cãi

Thay đổi đáng ngạc nhiên trong Bảng Xếp Hạng Đại Học Mỹ 

Tạp chí U.S. News & World Report vừa công bố những tiêu chí xếp hạng các trường Đại học Mỹ. Đây là lần thay đổi lớn đầu tiên sau 40 năm. Theo bộ tiêu chí mới này, một số trường đại học danh tiếng như Princeton và M.I.T tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, nhưng đáng chú hơn, có khoảng 10 trường đại học công lập đã “thăng hạng” ngoạn mục, thậm chí có trường tăng 50 hạng so với năm ngoái. Các trường Đại học công như Fresno State nhảy tới 64 thứ bậc, chuyển sang đứng thứ 185, và điều này giúp trường tăng vị thế của mình để thu hút thêm nhiều thí sinh nộp hồ sơ vào trường năm nay. . 

Được biết, bảng xếp hạng mới của U.S. News tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên nhận học bổng Pell, tỷ lệ sinh viên tiếp tục theo học qua các năm, và cả các chỉ số liên quan đến mức độ thành công của sinh viên tốt nghiệp từ những gia đình chưa từng có người học đại học. Ví dụ, thu nhập của những em học sinh (thuộc nhóm này) có bằng Đại học sẽ cao hơn những em (thuộc nhóm này) chỉ có bằng Trung học là bao nhiêu?!. Những thay đổi mới này có vẻ đang ưu ái hơn với những trường tuyển sinh nhiều các sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn. 

Mặc dù những thay đổi này vốn không ảnh hưởng mấy đến những trường Đại học top đầu hay top cuối của bảng xếp hạng, nhưng đã làm xáo trộn thứ hạng của khá nhiều các trường Đại học tư “ở giữa”. Ví dụ, trường Brandeis tụt 16 bậc chuyển sang xếp thứ 60, Wake Forest giảm 18 bậc và xếp ở vị trí thứ 47, Tulane từ vị trí thứ 44 xuống vị trí thứ 73.

Sự thay đổi này cũng khiến một số trường đại học lo ngại sẽ ảnh hưởng đến quyết định nộp hồ sơ của nhiều thí sinh và quá trình tuyển sinh của các trường. 

Người đứng đầu một số trường Đại học lớn như Princeton tỏ ra không tán thành cách xếp hạng này và cho rằng cách đánh giá của U.S. News quá đại trà. Ngược lại, một số các trường đại học có thứ hạng được cải thiện trong năm nay lại tán thành việc U.S. News loại bỏ đi một số yếu tố “vốn là lợi thế” cho việc giữ/thăng hạng của các trường đại học tư giàu có như: sĩ số lớp học (bậc Đại học), tỷ lệ ủng hộ tài chính của cựu sinh viên, thứ hạng đầu vào của các thí sinh nộp hồ sơ bậc Đại học.

Ảnh hưởng đến các trường tư nhân

Phương pháp xếp hạng mới đặc biệt ảnh hưởng đến các trường đại học tư thục. Những trường này luôn tự hào về việc có thể duy trì sĩ số lớp học nhỏ và tiêu chí này vốn chiếm khoảng 8% trong tổng điểm xếp hạng các trường, nhưng nay đã bị loại bỏ khỏi bảng tiêu chí đánh giá của U.S News. Điều này cũng tạo ra sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng một số trường Đại học danh tiếng. Ví dụ, Đại học Chicago, từng đứng hạng 6 vào năm ngoái, đã tụt xuống hạng 12. Dartmouth, từng đứng thứ 10, và giờ xuống hạng 18. Việc thay đổi các tiêu chí xếp hạng này cũng khiến các trường danh tiếng lâu năm điều đứng.

Những thay đổi này cũng đặt lãnh đạo của các trường đại học vào tình thế khó khăn.. Chằng hạn như ông Michael A. Fitts, người đứng đầu Đại học Tulane là trường tụt hạng từ 44 xuống 74, cho biết ông đã rất ngạc nhiên trước việc thứ hạng của trường mình giảm mạnh như vậy. Theo ông, dù các trường đại học công lập lớn có nhiều lợi thế hơn về thứ hạng theo các tiêu chí xếp hạng mới của U.S. News, nhưng chất lượng của các trường khác như trường ông cũng không thể vì vậy mà bị sụt giảm nhanh chóng như vậy được. 

Ông đặt ra câu hỏi rằng liệu U.S. News có chủ quan lồng ghép các tiêu chí khác nhau để đánh giá số lượng sinh viên nhập học vào các trường, và chất lượng học thuật mà sinh viên được thụ hưởng trong thời gian học? Điều này dấy lên nghi vấn rằng phương pháp đánh giá mới không thực sự phản ánh đúng tính đa dạng và chất lượng của sinh viên của mỗi trường. 

Để đáp lại những nghi vấn này,, U.S. News đã khảo sát ý kiến các nhóm lãnh đạo của trường A về chất lượng học thuật của trường B và ngược lại, và dùng khảo sát này như một tiêu chí xếp hạng (khoảng 20% tổng điểm). Nhiều người cho rằng tiêu chí này mang nhiều tính chủ quan. Tuy nhiên, U.S. News lại cho rằng những đánh giá đến từ những những cá nhân uy tín như vậy sẽ là một phần quan trọng, công bằng trong việc đánh giá và xếp hạng các trường.  

Các trường phản ứng như thế nào?

Một số trường đại học danh tiếng được thăng hạng trở lại so với năm trước. Ví dụ, Columbia sau khi tụt xuống vị trí thứ hạng 18 vào năm ngoái vì cung cấp thông tin không chính xác, đã quay trở lại vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng. Đại học California, Berkeley và Đại học California, Los Angeles tăng 5 bậc và lần  lượt trở thành những trường đại học xếp  hạng cao nhất trong danh sách. 

Còn New College (bang Florida) đã sụt giảm 24 bậc và hiện chỉ đứng thứ 100 trong danh sách các trường khai phóng. Việc này dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ các cựu học sinh và thành viên của trường.

Một số trường khác đổ lỗi cho việc U.S. News bỏ đi các tiêu chí quan trọng như quy mô lớp học nhỏ hay bằng cấp của giảng viên khỏi bảng xếp hạng năm nay khiến cho thứ hạng của trường họ đã bị tụt đi. Nhưng những trường này cũng cho biết họ không có ý định thay đổi chiến lược để chạy theo những xếp hạng của U.S. News.

Tuy nhiên U.S. News & World Report vẫn tiếp tục duy trì hệ thống xếp hạng của mình dù những tranh cãi này có đi về đâu. Dù thế này thì hệ thống thống xếp hạng này vẫn đóng vai trò nào đó trong quá trình đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục bậc của Mỹ, và tiếp tục thu hút sự quan tâm và tài trợ đáng kể từ nhiều bên.