Logo
(+84) 98 202 8888Đặt lịch tư vấn

Chìa khoá dẫn tới thành công?!

3th March, 2017

0:11Khi tôi 27 tuổitôi đã từ bỏ công việc đầy thách thức là tư vấn quản líđể đến với một công việc thậm chí còn gian nan hơn: dạy học.Tôi dạy toán lớp bảyở trường công New York City.Cũng như những giáo viên khác, tôi soạn câu hỏi và bài kiểm tra.Tôi giao bài tập về nhà cho học sinh.Sau khi thu bài, tôi chấm điểm.

0:35Điều khiến tôi bất ngờ đó là IQ không phải là điểm khác biệt duy nhấtgiữa học sinh giỏi nhất và học sinh tồi nhất của tôi.Một số học sinh giỏi nhất của tôikhông có chỉ số IQ cao ngất ngưởng.Một vài học sinh thông minh nhất của tôi lại không có điểm số cao.

0:53Và điều đó khiến tôi phải suy nghĩ.Những gì bạn phải học ở môn toán lớp bảy,hẳn là rất khó: tỉ số, số thập phân,diện tích của hình bình hành.Nhưng những kiến thức này không phải không thể học được,và tôi chắc chắn mọi học sinh của tôiđều có thể học được những kiến thức đónếu chúng đủ chăm chỉ trong thời gian dài.

1:15Sau vài năm đi dạy tiếp theo,tôi rút ra kết luận rằng những gì chúng ta cần trong lĩnh vực giáo dụclà sự thấu hiểu về học sinh và việc học tậpdưới góc độ động lựcvà góc độ tâm lí.Trong giáo dục, thứ chúng ta biết cách đánh giá chính xác nhấtlà IQ. Nhưng biết đâu việc bạn có thể học tốt và sống tốtphụ thuộc vào nhiều thứ hơn làkhả năng tiếp thu nhanh và dễ dàng?

1:47Vì thế tôi đã nghỉ dạy,đi học cao học và trở thành bác sĩ tâm lí.Tôi bắt đầu nghiên cứu về trẻ em và người lớntrong các tình huống vô cùng thách thức,và trong mỗi nghiên cứu, câu hỏi của tôi luôn làai là người thành công ở đây và tại sao?Nhóm nghiên cứu của tôi đã đến học viện quân sự West Point.Chúng tôi thử dự đoán xem học viên nàosẽ tiếp tục tham gia huấn luyện quân sự và ai sẽ bỏ cuộc. Chúng tôi đã đến cuộc thi Chính tả Quốc giavà cố gắng đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhấttrong cuộc thi.Chúng tôi nghiên cứu về những giáo viên mới vào nghềlàm việc trong môi trường cực kì khó khăn,dự đoán xem những giáo viên nào sẽ tiếp tục ở lại giảng dạyđên tận cuối năm học,và trong số họ, ai là ngườicải thiện kết quả học tập của học sinh hiệu quả nhất?Chúng tôi cộng tác với những công ty tư nhân, tìm hiểu xemnhân viên bán hàng nào sẽ tiếp tục công việc của mìnhvà nhân viên nào kiếm được nhiều tiền nhất.Trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau đócó một yếu tố nổi bậtbáo hiệu cho sự thành công. Và đó không phải trí thông minh xã hội (social intelligence). Đó không phải là vẻ ngoài ưa nhìn, thể lực tốt, cũng không phải là IQ.Mà đó là sự bền bỉ.

3:00 Sự bền bỉ bao gồm lòng đam mê và sự kiên trì để đạt tới một mục tiêu dài hạn.Bền bỉ nghĩa là có sức chịu đựng tốt.Bền bỉ là luôn hướng tới tương lai của bạn, ngày này qua ngày khác,không chỉ trong một tuần, không phải trong một thángmà trong nhiều năm liền, và luôn cố gắng làm việcđể biến tương lai đó thành hiện thựcBền bỉ nghĩa là sống như thể cuộc đời là một cuộc chạy marathon, chứ không phải một cuộc chạy nước rút.

3:26Vài năm trước, tôi bắt đầu nghiên cứu về tính bền bỉở trường công Chicago.Tôi đã mời hàng ngàn học sinh sắp tốt nghiệp trung họclàm những bảng khảo sát về tính bền bỉ,sau đó đợi khoảng hơn một nămđể xem những ai sẽ tốt nghiệp.Hóa ra những học sinh bền bỉ hơnthì nhiều khả năng sẽ tốt nghiệp hơn hẳn,kể cả khi tôi so sánh chúng ở mọi phương diện mà tôi có thể đo đếm đượcnhư thu nhập gia đìnhđiểm thi tiêu chuẩn,thậm chí cả mức độ an toàn những đứa trẻ cảm thấy khi ở trường.Như vậy không chỉ ở tại West Point hay trong cuộc thi Chính tả Quốc giasự bền bỉ mới quan trọng. Nó cũng rất quan trọng trong trường học,đặc biệt là với những em đang có nguy cơ bỏ học.Đối với tôi, điều bất ngờ nhất về tính bền bỉđó là việc chúng ta biết ít như thế nào,khoa học biết ít như thế nào, về cách xây dựng nó.Mỗi ngày, các bậc phụ huynh và những giáo viên đều hỏi tôi rằng,“Làm thế nào để rèn luyện tính bền bỉ cho những đứa trẻ?Làm thế nào tôi có thể dạy chúng tin vào sức lao động?Làm thế nào để tôi có thể khiến chúng luôn luôn cảm thấy có động lực?”Thành thật mà nói, tôi không biết.Điều tôi biết đó là tài năng không khiến bạn trở nên bền bỉ hơn.Những số liệu của chúng tôi đã cho thấy rõrằng có rất nhiều người tài năngnhưng không chịu kiên trì với những mục tiêu của họ.Sự thật là, trong những số liệu của chúng tôi, sự bền bỉ thường không liên quanhay thậm chí tương quan nghịch với tài năng.Đến bây giờ, quan điểm hay nhất mà tôi từng được nghe về cách xây dựng sự chăm chỉ ở trẻđó là “tư tưởng cầu tiến”.Đây là một quan điểm được phát triển tại đại học Stanfordbởi Carol Dweck. Quan điểm này nói rằngkhả năng học tập không phải là thứ không thể thay đổi,nó có thể thay đổi cùng với những nỗ lực của bạn.Tiến sĩ Dweck đã chỉ ra rằng khi trẻ đọc và học vềnão bộ và cách nó thay đổi và phát triểnkhi đối mặt với thách thức.có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ trở nên kiên trì hơn mỗi khi chúng thất bại,bởi chúng không còn tin rằng thất bại đólà vĩnh viễn.Vì vậy “tư tưởng cầu tiến” là một tư tưởng tuyệt vời cho việc xây dựng tính bền bỉ.Nhưng chúng ta cần nhiều hơn thế.Tôi sẽ kết thúc bài phát biểu của mình tại đây,bởi đó là tất cả những gì chúng ta đạt được tại thời điểm này.Đó cũng là công việc đang chờ chúng ta phía trước.Chúng ta cần phải phát huy những ý kiến hay nhất cùng với trực giác mạnh nhấtvà kiểm chứng chúng.Chúng ta cần phải đánh giá xem liệu chúng ta đã thành công hay chưavà chúng ta phải sẵn sàng thất bại hay phạm sai lầm,để bắt đầu lại với những bài học đã học được.Nói cách khác, chúng ta cần phải bền bỉtrong việc khiến những đứa trẻ trở nên bền bỉ hơn.Cảm ơn.

Đăng ký nhận tin

Liên hệ

Số 16, ngõ 1150 Đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

(+84) 98 202 8888

info@apusvietnam.com

© 2015 APUS Vietnam. All right reserved

FaceBookFaceBookYouTubeInstagramTikTokZalo
Đặt lịch tư vấn