Mặc dù các bạn học sinh có thể lựa chọn chuyên ngành học trước hoặc ngay khi bước chân vào Đại học hoặc từ năm 2 sau khi hoàn thành khối kiến thức đại cương, nhưng nếu biết cách lựa chọn ra điều mình quan tâm và muốn học lên Đại học từ sớm, bạn sẽ càng tự tin hơn trong quá trình học Đại học.
Làm sao để biết mình yêu thích và quan tâm đến những vấn điều gì?
Có 3 yếu tố bạn có thể cân nhắc, đó là, năng khiếu và các kĩ năng, sở thích cá nhân, những giá trị mà bạn mong muốn tạo ra.
Ở điều thứ nhất, hãy nhớ lại xem bạn học tốt môn gì? Hoạt động ngoại khoá nào khiến bạn thích thú tham gia nhất? Mọi người xung quanh thường khen bạn làm tốt điều gì?
Ở điều thứ hai, hãy nhớ lại bạn háo hức nhất khi học môn nào chỉ đơn giản vì các tài liệu và quá trình học môn đó? Thời gian rảnh bạn thường theo đuổi sở thích cá nhân hoặc hoạt động yêu thích nào?
Ở điều thứ ba, bạn có thể đóng góp để giải quyết vấn đề nào trong cộng đồng? Bạn quan tâm vấn đề chính trị xã hội nào? Bạn muốn để tạo ảnh hưởng hay để lại di sản gì cho thế hệ tương lai? Có thể tận dụng được gì từ thế mạnh của mình để tạo ra được những ảnh hưởng này không?
Nếu chưa biết mình quan tâm đến điều gì, nên làm thế nào?
Khi cân nhắc xong các yếu tố trên, hãy nghĩ đến những trải nghiệm cho phép bạn khám phá chúng kỹ hơn nữa. Ví dụ, nếu bạn học tốt các môn khoa học, thích làm việc với trẻ em và muốn thu hẹp sự bất bình đẳng kinh tế ở trong cộng đồng của bạn, hãy thử quan sát công việc của một bác sĩ nhi trong khu vực thu nhập thấp hay tham gia một khóa học trực tuyến nói về những ảnh hưởng của đói nghèo lên các dịch vụ chăm sóc y tế.
Nếu bạn có tố chất của một nhà lãnh đạo, thích chơi thể thao và muốn giúp những người trẻ tuổi phát triển bản thân họ, hãy tìm kiếm một công việc bán thời gian như huấn luyện một đội bóng hay tổ chức một trại hè thể thao trong mùa hè.
Tham gia vào những hoạt động này không đồng nghĩa là bạn đang gắn mình với một điều gì đó suốt cuộc đời, mà chỉ để giúp bạn quyết định xem mức độ quyết tâm và cam kết của bạn với hoạt động đó thế nào. Nếu thật sự quan tâm và mong muốn làm điều gì đó liên tục và lâu dài, bạn đang chạm gần tới đam mê và mục tiêu cuộc đời mình.
Khi bạn đã xác định được mối quan tâm lâu dài trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể hơn. Một mục tiêu cụ thể thường giúp cho bạn tập trung và đưa ra được một kế hoạch rõ ràng hơn.
Khi càng hiểu rõ về tài năng, sở thích và tầm ảnh hưởng mà mình muốn hướng tới, bạn sẽ càng biết cách sử dụng những cách thức tiếp cận khác nhau như gặp cố vấn, thầy cô, các trang tin tức,… để tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với mình.
Lỡ như phải thay đổi mục tiêu của bản thân?
Điều này cũng hết sức bình thường. Thay đổi mối quan tâm và mục tiêu không phải là dấu hiệu của sự thất bại mà là dấu hiệu của sự trưởng thành và khả năng thích ứng cao. Nếu bạn quyết định rằng bạn không còn muốn theo đuổi một con đường cụ thể nào nữa, hãy bình tĩnh điều chỉnh mục tiêu và tiếp tục tự tin tiến về phía trước.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt giữa việc thay đổi suy nghĩ về một việc gì đó và việc từ bỏ một điều gì đó. Ví dụ, nếu trong quá trình triển khai một kế hoạch, bạn chẳng may vấp phải một trở ngại nào đó, bạn nên tìm ra giải pháp để vượt qua trở ngại đó, chứ đừng vì trở ngại đó mà thay đổi mục tiêu cuối cùng.
Theo đuổi và thậm chí khám phá đam mê của mình sẽ là một thách thức, nhưng nếu gặp được người cố vấn phù hợp, bạn sẽ có thể khám phá được rất nhiều cơ hội tuyệt vời khác cho bản thân. Điều này không những giúp bạn có được những trải nghiệm sâu sắc, mà còn giúp hồ sơ của bạn có chiều sâu và nổi bật hơn so với những ứng viên khác.
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved