Sau đại dịch, việc tuyển sinh đại học tiếp tục chứng kiến những thay đổi lớn. Để giúp thí sinh lường trước và thích ứng với những thay đổi này, APUS tổng hợp lời khuyên và dự báo từ 6 chuyên gia giáo dục và đại diện tuyển sinh một số trường Đại học uy tín tại Mỹ.
Rick Clark- Trợ lý phó hiệu trưởng và giám đốc điều hành tuyển sinh đại học của Georgia Institute of Technology
Trong năm tới, tôi hy vọng sẽ có nhiều trường đại học bỏ hoàn toàn bài luận nhập học, hoặc mở rộng thành các hình thức khác để đối phó với sự bùng nổ của AI như ChatGPT. Điều này giúp sinh viên thể hiện khả năng trình bày quan điểm của mình về những vấn đề mà các em thật sự quan tâm.
Cụ thể, các trường có thể xem xét các bài luận từ cấp 3 hoặc chú trọng vào việc phỏng vấn nhiều hơn. Nên sử dụng các phương tiện và nền tảng khác nhau để học sinh có thể gửi thông tin, bản ghi âm hoặc cả video.
Hiện nay, do Tòa án Tối cao đang hoãn xử vụ kiện liên quan đến vấn để tuyển sinh có xét đến yếu tố sắc tộc, tôi cho rằng các trường nên đơn giản hóa quy trình đăng ký nói chung để duy trì sự đa dạng của nhóm ứng viên sẽ đăng ký sắp tới. Để đạt được mục tiêu đó, tôi mong đợi các trường đại học sẽ đưa ra thông báo chấm dứt các hình thức tuyển sinh legacy (ưu tiên cho con của các cựu sinh viên đã từng theo học trường Đại học nào đó trong quá trình xét duyệt hồ sơ), và quan tâm nhiều hơn đến những ứng viên có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Heath Einstein- Trưởng phòng tuyển sinh của Texas Christian University
Giúp nhiều đối tượng tiếp cận giáo dục đại học hơn từ lâu đã là mục tiêu của các nhà giáo dục. Năm 2023 là một năm thách thức đối với các trước khi nhiều sinh viên lên tiếng đấu tranh đòi sự công bằng trong tuyển sinh qua hai vụ kiện Đại học Harvard và Đại học Bắc Carolina. Việc sử dụng Affirmative Action – chính sách đặc cách yếu tố sắc tộc trong quy trình tuyển sinh còn vấp nhiều tranh cãi và khó khăn.
Sau những thay đổi lớn như test-optional hay sự phát triển của AI ảnh hưởng lên quá trình tuyển sinh Đại học Mỹ, tôi được biết Ban tuyển sinh các trường Mỹ đang âm thầm chuẩn bị một quy trình tuyển sinh để “đối phó” với quyết định cuối cùng từ Tòa án tối cao (post-affirmative action) trước các vấn đề liên quan đến sắc tộc. Nếu luật này chính thức được thông qua, các trường sẽ cần ưu tiên xem xét đầy đủ các yếu tố khác trước, rồi mới đến yếu tố sắc tộc, trước khi quyết định xem một thí sinh có được nhận vào trường hay không. Thời điểm này, các trường đại học đang nghiên cứu một số phương án để lựa chọn ra phương án tối ưu trước quyết định cuối cùng của Toà án.
Angel Pérez- Giám đốc điều hành của Hiệp hội Tuyển sinh quốc gia (National Association for College Admission Counseling)
Bối cảnh tuyển sinh năm 2023 khiến tôi nhớ đến câu nói của Charles Dickens, “Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất nhưng cũng tồi tệ nhất.”
Các tổ chức giáo dục có nguồn tài trợ và nguồn lực mạnh hơn sẽ có nhiều lựa chọn hơn, tuyển sinh nhiều sinh viên có khả năng chi trả trả toàn bộ học phí. Các tổ chức có ít nguồn lực hơn và ít được công nhận tên tuổi hơn sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các mục tiêu về doanh thu thuần từ học phí và tuyển sinh. Điều này dẫn đến sự phân chia rõ rệt của hệ sinh thái giáo dục đại học Mỹ, và làm mất cân bằng các mục tiêu về doanh thu và tính đa dạng trong môi trường học thuật.
Những sinh viên có khả năng chi trả học phí cao hơn càng có thể cạnh tranh hơn, và điều này càng đặt các trường vào thế khó khăn hơn khi phải đưa ra quyết định nhận ai. Các trường nên nhận nhiều sinh viên da màu thuộc thế hệ đầu tiên, có thu nhập thấp hơn hay chỉ tập trung vào lợi nhuận? Điều gì sẽ xảy ra nếu Tòa án Tối cao nghiêng về việc loại yếu tố sắc tộc ra khỏi quyết định tuyển sinh? Việc này không hề dễ dàng, và chúng ta không thể đổ lỗi lên “những người cầm cân nảy mực” trong giáo dục. Rất nhiều trường Đại học nhỏ cần thêm nguồn thu từ học phí để tồn tại. Tôi thường hay nhắc nhở các thành viên hội đồng quản trị của các trường đại học nơi tôi phụ trách tuyển sinh là: “Không có tiền thì không thể hoàn thành sứ mệnh.”
Jenny Rickard- Chủ tịch và giám đốc điều hành của Common App
Quá trình tuyển sinh đem lại không ít niềm vui cho chúng ta. Nhiều sinh viên bao gồm cả những em thuộc thế hệ thứ nhất hoặc đến từ gia đình thu nhập thấp cảm thấy sợ hãi khi bị từ chối và điều này thậm chí còn khiến các em hoài nghi về giá trị bản thân.
Từ năm 2023 trở đi, tôi nhận thấy hình thức tuyển thẳng vào Đại học trở nên phổ biến hơn. Thí sinh cần hiểu rằng giáo dục đại học không còn là sự khan hiếm, mà là một nguồn tài nguyên dồi dào và luôn chào đón các em.
Việc chủ động tuyển sinh thẳng một em học sinh nào đó vào trường cho phép các trường tiếp cận những thí sinh mà trước đây họ khó có thể không tiếp cận được qua cách thức tuyển sinh truyền thống, và đồng thời Điều giúp thí sinh không phải chờ đợi hay băn khoăn xem các trường mình định nộp đang tìm kiếm một ứng viên có đặc điểm cụ thể nào.
Tôi rất thấy được tiềm năng lớn từ hình thức tuyển sinh mới này vì sẽ giúp nhiều sinh viên theo đuổi giáo dục đại học hơn nữa trong tương lai.
Bob Schaeffer- Giám đốc điều hành FairTest
FairTest hy vọng rằng trong năm 2023 này, nhiều trường sẽ thống nhất được chính sách tùy chọn nộp điểm ACT/SAT. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc loại bỏ hoặc cho tùy chọn nộp điểm chuẩn hóa giúp thúc đẩy sự công bằng và chất lượng học tập. Nhiều trường thừa nhận rằng điểm thi chuẩn hóa còn cần thiết cho quá trình tuyển sinh. Việc không có SAT/ACT có thể coi là một “điều bình thường mới” trong quy trình tuyển sinh Đại học Mỹ.
Ngoài ra, hiện cũng có nhiều trường loại bỏ các yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn hóa cho ứng viên muốn nhận học bổng. Các trường này cho rằng nếu họ quyết định nhận sinh viên mà không cung cấp đủ hỗ trợ tài chính cho em ấy nhập học thì cũng bằng thừa. Quan điểm này tạo ra thay đổi lớn khi một số trường chấm dứt dùng kết quả ACT/SAT để xét học bổng và từ đó giúp tạo cơ hội bình đẳng hơn cho nhiêif học sinh tài năng đến từ các gia đình có thu nhập thấp hơn. Khi Tòa án Tối cao đưa ra quyết định cuối cùng về tuyển sinh liên quan đến các yếu tố sắc tộc, hẳn các trường sẽ đưa những chính sách tuyển sinh công bằng hơn, nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào điểm kiểm tra chuẩn hóa.
Whitney Soule- Phó hiệu trưởng và trưởng khoa tuyển sinh tại University of Pennsylvania
Chúng tôi dự đoán một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới quy trình tuyển sinh thời gian tới như áp lực tài chính, chính sách điểm chuẩn hoá và phán quyết của Tòa án Tối cao về việc đặc cách cho một số nhóm sắc tộc trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Những điều này có thể khiến sinh viên lo lắng hơn về cách các trường đại học sẽ lựa chọn ứng viên thời gian tới. Liệu học phí có phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các trường?
Để giảm bớt phần nào lo lắng này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các trường đại học cần có trách nhiệm giải thích rõ ràng chính sách hỗ trợ tài chính của hội và những yếu tố họ đánh giá cao trong quá trình tuyển sinh. Điều này sẽ giúp sinh viên hình dung và biết cách chuẩn bị cho việc nộp vào các trường thay vì lo lắng thái quá như bây giờ.
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved