“Điểm chạm” là những cách bạn tương tác để nhận thông tin về trường trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển. Đó là những kênh tin tức như email, chuyến tham quan trường hoặc các buổi chia sẻ thông tin trực tuyến.
Đừng bỏ lỡ những dịp kết nối này vì nó lợi hại hơn bạn nghĩ. Trên thực tế, ban tuyển sinh các trường dõi theo ứng viên xuyên suốt quá trình ứng tuyển và nhập học thông qua những “điểm chạm” như trên. Có 2 lý do giải thích cho việc này:
Các trường phân tích những “điểm chạm” này bằng công cụ nào?
Hầu hết các trường đại học lẫn cao đẳng sẽ sử dụng công cụ CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để quản lý và theo dõi các tương tác với các ứng viên.
Ứng viên được thêm vào cơ sở dữ liệu của trường khi họ điền vào biểu mẫu thông tin tại các buổi tư vấn tuyển sinh, chuyến thăm khuôn viên trường, buổi thông tin trực tuyến, danh sách đăng ký nhận email hoặc trên trang web của các trường đại học.
Khi tham gia các kỳ thi SAT hoặc AP, học sinh có quyền lựa chọn cung cấp thông tin của mình cho các trường học và các tổ chức giáo dục. Sau đó, College Board bán thông tin dữ liệu này cho các trường đại học với số tiền ước tính khoảng 80 triệu đô la hàng năm (con số này còn nhiều hơn lợi nhuận của họ từ việc tổ chức các kỳ thi thực tế).
Trong các hệ thống CRM này, ứng viên thường được theo dõi bằng địa chỉ email và ngày sinh. Vì vậy các ứng viên nên duy trì một địa chỉ email chuyên dụng và nhất quán trong suốt quá trình tìm kiếm trường đại học.
Nếu bạn nộp đơn theo một địa chỉ email khác với địa chỉ đăng ký ban đầu với trường, hồ sơ của bạn sẽ không hợp lệ vì không khớp với thông tin đã cung cấp. Bạn cũng sẽ được xem là không có mối liên hệ gì với trường. Nếu bạn nộp đơn vào các trường đại học đặc biệt chú trọng những “điểm chạm”, những tương tác thế này, hãy tránh xa việc trở thành người nộp đơn lén lút. Mục tiêu ở đây là chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt và sự quyết tâm bạn với một trường cụ thể.
Phương pháp và thời điểm thích hợp nhất để tạo “điểm chạm”
Cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm chân thành của bạn là nộp đơn trong vòng Early Decision (ED ràng buộc). Sau đó, thông qua chuyến thăm khuôn viên trường và thông qua các bài luận phụ của mình, bạn sẽ chứng tỏ cho trường thấy mình có thể đóng góp như thế nào cho cộng đồng của trường.
Một cách khác nữa là kết nối với các câu lạc bộ như nhóm tranh biện của trường, dàn nhạc, các sinh viên hiện tại, đại diện tuyển sinh khu vực của bạn (nếu được chỉ định) hoặc một giáo sư có dự án nghiên cứu phù hợp chặt chẽ với sở thích học tập của bạn. Những kết nối này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn nộp hồ sơ vào trường.
Dưới đây là một số gợi ý giúp các bạn tăng tương tác với các trường:
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 202 8888
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved