đại học Mỹ

Giáo dục Đại học Mỹ đang chuyển mình?

Chủ tịch Đại học Harvard – Lawrence Bacow cho biết giáo dục đại học sẽ từng bước thích ứng với các điều kiện thay đổi, như trong lịch sử, nó vẫn duy trì sứ mệnh và cấu trúc hiện tại của nó. Tuy nhiên, một trong những giáo sư nổi tiếng nhất của Trường Kinh doanh thuộc Harvard, ông Clayton Christensen, lập luận rằng những thay đổi sẽ lớn đến mức phá vỡ nền giáo dục đại học hiện có, khiến các mô hình học tập truyền thống trở nên lỗi thời. Đồng thời, nhiều mô hình cao đẳng và giáo dục đại học sẽ thay thế.

Vậy xu hướng đào tạo phi truyền thống (bên ngoài trường Đại học) đang diễn ra thế nào?  

Hiện nay, người học lựa chọn học theo cách không chính thống. Người trẻ có thể lựa chọn học kiến thức và lấy chứng chỉ từ các trung tâm tổ chức nhau thay vì từ các trường đại học truyền thống. Sẽ có nhiều tổ chức cung cấp những khóa đào tạo ngắn hạn và cấp bằng với chi phí thấp, và sẽ đánh giá học sinh dựa theo năng lực hoặc kết quả thực tế. Các tổ chức này có thể là thư viện, bảo tàng, hay các doanh nghiệp, … 

Bên cạnh đó, trong thời đại chuyển đổi số diễn ra như vũ bão, một số cơ sở giáo dục như Đại học Western Governors đang tập trung cung cấp nền tảng giáo dục trực tuyến dựa theo khả năng của từng sinh viên. Những trường đại học theo mô hình này như University of The People đã cắt giảm chi phí của một nền giáo dục đại học truyền thống, tăng cường những chương trình học trực tuyến từ xa. Cơ sở giáo dục có danh tiếng như Đại học Purdue đã tận dụng danh tiếng của trường để tạo ra Purdue Global cung cấp những chương trình giáo dục trực tuyến uy tín, với chi phí thấp hơn. Các trường cao đẳng cộng đồng như Calbright bắt đầu đầu triển khai các chương trình đào tạo có chứng chỉ hoàn toàn qua trực tuyến.

Thêm nữa, một số những cơ sở đào tạo gặp khó khăn về tài chính ảnh sẽ sáp nhập với những những trường Đại học khác để cùng tồn tại. Như College for America là một phần của Đại học Southern New Hampshire để tiếp tục cung cấp những chương trình đào tạo bổ túc, tại chức cho những ai có nhu cầu.

Những sự thay đổi này đã làm giảm chi phí đào tạo và giúp cho nhiều người học được tiếp cận với các cơ hội giáo dục tốt hơn.

Điều này làm dấy lên một dự đoán: Tương lai giáo dục Đại học có thể sẽ ít phụ thuộc vào thời gian và không gian, cũng như mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để phù hợp với từng học viên, và tất nhiên, các chương trình đào tạo sẽ càng phong phú và ở chi phí thấp hơn nhiều so với bây giờ. 

Từ những xu hướng này, trường đại học truyền thống buộc phải đối mặt với một số thực tế dù muốn hay không:    

  1. Các nhà sản xuất và phân phối nội dung đến từ các công ty, tổ chức tiếp tục gia nhập thị trường giáo dục. Họ sẽ cung cấp những chương trình đào tạo cấp tín chỉ tinh gọn, có xu hướng tích hợp với kỹ thuật số, tập trung hơn vào đáp ứng nhu cầu làm việc thực tế và có chi phí thấp hơn. 
  2. Sự kiểm soát của các thể chế chính trị lên giáo dục đại học sẽ giảm đi, và quyền lực của người thụ hưởng giáo dục- người học sẽ tăng lên. Sự lên ngôi của nền kinh tế tri thức, kỹ thuật số toàn cầu đã nhân rộng số lượng các chương trình đào tạo, cho phép người học (dù có vào Đại học hay không) vẫn được lựa chọn học theo ý thích của họ. 
  3. Người học có khả năng tiếp với trí thức toàn cầu chỉ bằng internet và thiết bị điện tử nên sẽ không cần tới tận trường học để học những kiến thức họ cần. Sinh viên sẽ tìm kiếm bất kỳ khả năng tiếp cận nào với giáo dục mà được cá nhân hóa phù hợp với hoàn cảnh của họ. Các trường cao đẳng và đại học sẽ ngày càng phải chia nhỏ các chương trình và dịch vụ của mình để sinh viên chỉ có thể thụ hưởng những thứ họ cần hoặc muốn với giá cả phải chăng hơn nhiều so với lúc trước.
  4. Mô hình giáo dục dựa trên kết quả sẽ dần thay thế cho mô hình truyền thống mang tính quy trình như hiện nay. Mỗi người học sẽ có mục tiêu học tập, mức độ tiếp thu, và tốc độ học khác nhau, bởi vậy, cách xây dựng nội dung cũng được các đơn vị đào tạo ngày càng được các đơn vị giáo dục (ngoài các trường Đại học truyền thống) chú trọng. Do vậy, người học càng có nhu cầu tìm kiếm đến những chương trình đào tạo có tính cá nhân hoá cao, và tập trung vào kết quả của từng người học, hơn là những chương trình truyền thống nặng về quy trình và thời gian học.
  5. Sự thống trị của bằng cấp sẽ giảm dần. Các chứng chỉ không cần bằng cấp và các chương trình “vừa học vừa làm” ngày một gia tăng vị thế. Nhất là trong thời gian qua, đại dịch làm thay đổi những vị trí tuyển dụng trên thị trường lao động, đòi hỏi người lao động phải học hỏi và nâng cao kỹ năng để thích ứng. Do vậy, người học có xu hướng tìm đến những chương trình đào tạo cung cấp cho họ những chứng chỉ cần thiết và nhanh chóng.

Dù chưa thể chắc chắn về tương lai, những thay đổi của nội cảnh và ngoại cảnh sẽ mở ra nhiều cơ hội và thúc đẩy các trường đại học truyền thống tìm ra những phương thức giảng dạy phù hợp để đáp ứng với nhu cầu của người học.