Nghiên cứu khoa học được xem một hoạt động quan trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức phổ thông vào trong điều kiện cuộc sống, có ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Học sinh ở Mỹ thường bắt đầu tham gia các nghiên cứu đơn giản từ bậc tiểu học, và tiếp tục được khuyến khích đi sâu nghiên cứu ở bậc cấp 2 và 3.
Theo một số đại diện tuyển sinh các trường đại học như University of Pennsylvania và California Institute of Technology, khoảng một phần ba đến một nửa số sinh viên được nhận vào đã trình bày các dự án nghiên cứu của họ trong đơn đăng ký. MIT thậm chí còn đưa vào phần “Nghiên cứu” vào trong hệ thống nộp hồ sơ của mình.
Để giúp các bạn học sinh quốc tế có thể tìm kiếm một đề tài nghiên cứu hiệu quả. Ở bài viết này, APUS gợi ý 3 bước quan trọng giúp học sinh định hình được ý tưởng của mình trước khi bắt tay vào làm nghiên cứu.
Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu và các từ khóa nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu là chìa khoá để giúp học sinh định hình được chủ đề nghiên cứu của mình và định hướng hướng nghiên cứu cụ thể. Học sinh có thể sử dụng:
Ví dụ:
– Chủ đề rộng: Ảnh hưởng của mạng xã hội
– Chủ đề nghiên cứu được thu hẹp: Mạng xã hội đã khiến các bạn ở độ tuổi thành niên cảm thấy cô đơn thế nào?
– Câu hỏi nghiên cứu: Liệu mạng xã hội có làm tăng trạng thái cô đơn các bạn ở độ tuổi vị thành niên không?
Để tìm được từ khóa nghiên cứu chuẩn xác nhất, người làm nghiên cứu nên loại bỏ bớt những “tạp từ”, thường ít bổ trợ cho chủ đề nghiên cứu chính.
Làm thế nào để chọn ra được từ khóa quan trọng nhất? Người nghiên cứu cần lưu ý:
Từ ví dụ nêu trên, ba từ khóa quan trọng nhất nên đưa vào tiêu đề nghiên cứu gồm:
Mạng xã hội, Cô đơn, Thanh thiếu niên
Trong quá trình xác định từ khóa nghiên cứu phù hợp, người làm nghiên cứu nên tìm hiểu những thuật ngữ đồng nghĩa và sát nhất với phạm vi nghiên cứu của mình bằng cách:
Ví dụ:
Mạng Xã Hội: Facebook, Instagram
Cô Đơn: Sự đơn độc, Cô lập xã hội
Thanh Thiếu Niên: Thanh niên, Vị Thành niên, Người trẻ tuổi
Bước 2: Tìm kiếm từ nhiều nguồn tin
Các nhà nghiên cứu thường lựa chọn nhiều nguồn thông tin khác nhau để đảm bảo tính chính xác, khách quan và đồng nhất của thông tin. Những thông tin này đến từ:
Thiếu ví dụ từ nguồn gốc:
Ví dụ:
Research Question: Does social media increase loneliness in teens?
Bước 3: Đánh giá nguồn tin
Sau khi đã thu thập đủ thông tin từ nhiều nguồn, bạn nên sử dụng phương pháp CRAP (hoặc CRAAP) để kiểm chứng các nguồn thông tin này. Cụ thể như sau:
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved