Học sinh cấp 3 chọn lựa chủ đề nghiên cứu thế nào?

Nghiên cứu khoa học được xem một hoạt động quan trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức phổ thông vào trong điều kiện cuộc sống, có ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Học sinh ở Mỹ thường bắt đầu tham gia các nghiên cứu đơn giản từ bậc tiểu học, và tiếp tục được khuyến khích đi sâu nghiên cứu ở bậc cấp 2 và 3. 

Theo một số đại diện tuyển sinh các trường đại học như University of Pennsylvania và California Institute of Technology, khoảng một phần ba đến một nửa số sinh viên được nhận vào đã trình bày các dự án nghiên cứu của họ trong đơn đăng ký. MIT thậm chí còn đưa vào phần “Nghiên cứu” vào trong hệ thống nộp hồ sơ của mình.

Để giúp các bạn học sinh quốc tế có thể tìm kiếm một đề tài nghiên cứu hiệu quả. Ở bài viết này, APUS gợi ý 3 bước quan trọng giúp học sinh định hình được ý tưởng của mình trước khi bắt tay vào làm nghiên cứu. 

Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu và các từ khóa nghiên cứu 

  1. Khoanh vùng Câu Hỏi Nghiên Cứu

Câu hỏi nghiên cứu là chìa khoá để giúp học sinh định hình được chủ đề nghiên cứu của mình và định hướng hướng nghiên cứu cụ thể. Học sinh có thể sử dụng:

  • Google và Wikipedia để hiểu rõ về chủ đề định làm
  • Câu hỏi nghiên cứu tập trung vào một vấn đề cụ thể 
  • Sử dụng nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp trong  quá trình nghiên cứu

Ví dụ:

– Chủ đề rộng: Ảnh hưởng của mạng xã hội

– Chủ đề nghiên cứu được thu hẹp: Mạng xã hội đã khiến các bạn ở độ tuổi thành niên cảm thấy cô đơn thế nào?

– Câu hỏi nghiên cứu: Liệu mạng xã hội có làm tăng trạng thái cô đơn các bạn ở độ tuổi vị thành niên không?

  1. Loại bỏ tạp từ  

Để tìm được từ khóa nghiên cứu chuẩn xác nhất, người làm nghiên cứu nên loại bỏ bớt những “tạp từ”, thường ít bổ trợ cho chủ đề nghiên cứu chính. 

Làm thế nào để chọn ra được từ khóa quan trọng nhất? Người nghiên cứu cần lưu ý:

  • Các từ quan trọng thường là các động từ và danh từ chính trong câu hỏi nghiên cứu 
  • Tránh sử dụng những từ chung chung như ảnh hưởng, hiệu ứng, hay nguyên nhân
  • Chọn từ hai đến bốn từ khóa để đạt được kết quả tối ưu

Từ ví dụ nêu trên, ba từ khóa quan trọng nhất nên đưa vào tiêu đề nghiên cứu gồm:

Mạng xã hội, Cô đơn, Thanh thiếu niên

  1. Lựa chọn thuật ngữ đồng nghĩa, phổ dụng   

Trong quá trình xác định từ khóa nghiên cứu phù hợp, người làm nghiên cứu nên tìm hiểu những thuật ngữ đồng nghĩa và sát nhất với phạm vi nghiên cứu của mình bằng cách: 

  • Tham vấn những người có chuyên môn 
  • Tổng hợp và rút gọn lại những từ khóa phù hợp 
  • Sử dụng phương pháp Boolean để tinh lọc ra những thuật ngữ sát nhất với phạm vi nghiên cứu 

Ví dụ:

Mạng Xã Hội: Facebook, Instagram

Cô Đơn: Sự đơn độc, Cô lập xã hội

Thanh Thiếu Niên: Thanh niên, Vị Thành niên, Người trẻ tuổi

Bước 2: Tìm kiếm từ nhiều nguồn tin 

Các nhà nghiên cứu thường lựa chọn nhiều nguồn thông tin khác nhau để đảm bảo tính chính xác, khách quan và đồng nhất của thông tin. Những thông tin này đến từ:

  • Những trang web từ chính phủ, bài báo/tin tức/đài phát thanh/podcast, các tổ chức độc lập,…
  • Từ các trang web có đuôi tên miền là: .com, .org, .ca 
  • Từ các phim tài liệu đến các trang tin mở như YouTube 

Thiếu ví dụ từ nguồn gốc:

Ví dụ:

Research Question: Does social media increase loneliness in teens?

  • Resource Type 1: Youth Health section of Canadian Government Website
  • Resource Type 2: an article from news source such as The National Post or The Toronto Star
  • Resource Type 3: reports/data from a reputable Youth support organization such as Youth Mental Health Canada or Here to Help

Bước 3: Đánh giá nguồn tin

Sau khi đã thu thập đủ thông tin từ nhiều nguồn, bạn nên sử dụng phương pháp CRAP (hoặc CRAAP) để kiểm chứng các nguồn thông tin này. Cụ thể như sau:

  • Currency: Thông tin được chia sẻ khi nào? 
  • Relevance: Thông tin đã phù hợp với nghiên cứu của bạn chưa?
  • Authority: Tác giả là ai và đây có phải người đáng tin cậy không? 
  • Accuracy: Thông tin này đã đủ chính xác?
  • Purpose: Vì sao đơn vị xuất bản cho đăng thông tin này? Nhằm mục đích gì?