Logo
(+84) 98 2028 888(+84) 98 5555 468
Đặt lịch tư vấn

Hơn 50% số người theo học ngành Nhân văn và Nghệ thuật đang tiếc nuối

18th October, 2022

Gần một nửa số người theo học ngành Nhân văn và Nghệ thuật đang nuối tiếc với lựa chọn nghề nghiệp của mình – và hệ quả là việc đăng ký vào các ngành học đang giảm đi đáng kể. Theo thống kê, cứ khoảng 5 sinh viên Mỹ, sẽ có 2 người tốt nghiệp nuối tiếc về ngành học mình đã theo học. 

Vào năm 2021, gần một nửa số sinh viên chuyên ngành nhân văn và nghệ thuật đã nuối tiếc khi chọn ngành học của năm 2021. Theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên Bang, những sinh viên khối ngành kỹ thuật là những người ít hối tiếc nhất. Số liệu chỉ ra chỉ có 24% số sinh viên kỹ thuật ước rằng mình nên chọn theo học một ngành học khác. 

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, có vẻ như càng lúc càng có nhiều sinh viên theo học nhóm ngành STEM – Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Mathematics) có xu hướng tin rằng họ đã lựa chọn đúng ngành học, trong khi những sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội hay học nghề lại có nhiều đắn đo với ngành mình đang theo học. Theo một phân tích dựa theo dữ liệu của Fed cho thấy: Nếu thu nhập càng cao, người học càng ít hối tiếc về chuyên ngành mình đã chọn khi học đại học.

Rất nhiều người học các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếc nuối về lựa chọn của mình.

Biểu đồ phần trăm về số lượng sinh viên ước rằng mình đã chọn một chuyên ngành khác trên tổng số sinh viên ở mỗi ngành học vào năm 2021

Khảo sát hằng năm của Fed về Kinh tế Hộ gia đình chỉ ra rằng: Trong khi những người theo học các chương trình dạy nghề thường hay hối hận về lựa chọn của mình, thì những người theo đuổi ngành học trong mảng giáo dục lại cảm thấy ít nuối tiếc nhất. 

Sinh viên theo học nghề và nhóm ngành Nhân văn thường hối hận về ngành đã học 

Biểu đồ phần trăm về số lượng sinh viên ước rằng mình đã chọn một chuyên ngành khác trên tổng số sinh viên ở mỗi ngành học vào năm 2021

Dù ở bất kể chuyên ngành nào, một nửa số người theo học các trường tư đều hối hận về quyết định của mình vì họ đang phải vất vả để trả hết số nợ khi theo học Đại học; điều này cũng xảy đến với 21% những người học theo học các trường Đại học và Cao đẳng công lập và 30% những người theo học tại những trường tư phi lợi nhuận.

Phần lớn sinh viên học nghề (60%) ước rằng mình có bằng cấp cao hơn, trong khi chỉ có 40% những người theo học các ngành như Luật, Khoa học đời sống, và kỹ thuật nghĩ như vậy. 

Càng ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhân văn và nghệ thuật hối hận với sự lựa chọn của họ, và khiến những chương trình cao học trong lĩnh vực này bị thoái trào. Nhà sử học kiêm nhân văn kỹ thuật số học Ben Schmidt cho biết: “Số lượng ngành này đã giảm 50% và chưa thấy dấu hiệu của sự phục hồi.”

Theo phân tích dữ liệu của ông Schmidt từ Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES), vào năm 2021, các ngành học như Lịch sử, Tiếng Anh và Tôn giáo có số lượng sinh viên tốt nghiệp ít hơn một nửa so với thời kỳ hoàng kim đầu những năm 2000.

Theo ông Schmidt, Cuộc Đại suy thoái đã tạo ra một sự sụt giảm “không đáy” đến số lượng người theo học các ngành nhân văn như Lịch sử, Nghệ thuật, Triết học, Tiếng Anh và Ngoại ngữ.

Ông Schmidt cho rằng: “Một trong những lý do chính cho sự hối tiếc này là do quá nhiều người tin vào lời của Tổng thống Barack Obama và một số nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ cho rằng: nước Mỹ cần phải đẩy mạnh nhân lực trong ngành STEM hơn trong thời gian tới.”

Chính vì vậy, chỉ hơn một thập kỷ qua, các trường Mỹ đã đẩy mạnh phát triển các chương trình học STEM, kéo theo số lượng người tốt nghiệp với bằng khoa học máy tính đã tăng gấp đôi. Số lượng sinh viên theo học chuyên ngành STEM tăng lên đáng kể. Các ngành như Điều dưỡng, Khoa học Thể dục, Y học, Môi trường, Kỹ thuật, Toán học và Thống kê đều có số lượng người học tăng ít nhất 50 %; còn đối với nhóm ngành Nhân văn học, chỉ có một số ít số lượng người học tăng lên ở các ngành như Nghiên cứu Văn hóa, Dân tộc và Giới tính học, Ngôn ngữ học. 

Ông Schmidt cũng cho biết có thể chính những chiến dịch ủng hộ STEM của Mỹ đã đẩy nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhân văn hối tiếc về việc lựa chọn ngành học của họ sau khi ra trường, ngay cả khi một chuyên ngành khác có thể không thực sự cải thiện cơ hội việc làm của họ trong thời kỳ suy thoái toàn cầu. Sự thật là họ đang gặp khó khăn, và hiển nhiên, bằng cấp của họ chính là thứ để họ đem ra đổ lỗi.

Trong một bài phân tích trên trang The Atlantic vài năm trước, ông Schmidt chỉ ra rằng những xung đột văn hóa và những khoản nợ không phải là lý do chính của sự sụt giảm người học trong mảng Nhân văn học. Ngay cả các trường đại học Cơ đốc giáo hay những trường Đại học có nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào cũng đều đang chứng kiến sự sụt giảm số lượng sinh viên đăng ký theo học ngành học này. Càng lúc càng có nhiều thanh niên thuộc thế hệ Millennials chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính; chính vì vậy, để an tâm, họ chuyển sang chọn theo học các chuyên ngành có triển vọng việc làm tốt hơn. Chính vì lẽ đó, càng lúc càng có nhiều người tiếc nuối với tấm bằng của đặc biệt là trong và sau đại dịch COVID. 

Theo phân tích từ dữ liệu của Cục điều tra dân số từ năm 2014 đến năm 2018 của nhà kinh tế Douglas Webber – hiện đang làm việc cho Cục dự trữ Liên Bang (Fed), một người theo học ngành Báo chí hay Lịch sử có thể kiếm được khoảng 3,4 triệu đô la trong suốt cuộc đời của họ, còn một người theo chuyên ngành Kinh tế, Khoa học Sinh học hay Hóa học có thể kiếm được 4.6 triệu đô la.  

Theo một thống kê của Webber, mức lương cao nhất của những người học những chuyên ngành Nhân văn đang cao hơn thu nhập thấp nhất của những người theo học các chuyên ngành STEM. Ví dụ, một phần tư số người có thu nhập cao nhất trong ngành lịch sử  kiếm khoảng 4,2 triệu đô trong suốt sự nghiệp của họ. Mức thu nhập của nhóm này đang cao hơn mức thu nhập thấp nhất của một phần tư những người đang làm các ngành STEM được trả lương cao nhất như kỹ thuật hóa học và hàng không vũ trụ.

Chuyên ngành STEM chiếm phần ưu thế trong cuộc đua thu nhập

Các chuyên gia về Nhân văn học cho rằng chuyên ngành của họ có thể mở ra cơ hội kiếm thu nhập

cao hơn trong tương lai vì ngành này không giới hạn sinh viên vào những ngôn ngữ lập trình nhất định, những chứng chỉ cụ thể hay buộc phải lựa chọn theo ngày một con đường sự nghiệp cụ thể. Điểm mạnh của những chuyên ngành này là giúp cho sinh viên luyện tập tư duy phản biện thông qua các môn học về nhân văn, từ đó giúp sinh viên có thể thích nghi với bất cứ công việc nào trong tương lai, thậm chí cả những công việc còn chưa xuất hiện khi học sinh bước vào Đại học.

Quinn Dombrowski, một chuyên gia công nghệ tại Đại học Stanford cho biết: “Nếu sinh viên được dạy cách đặt ra những câu hỏi khó, họ sẽ biết cách áp dụng cho tất cả các tình huống nghề nghiệp khác nhau.”

Bên cạnh đó, cô cũng cho biết, nhờ việc có bằng ngôn ngữ học Slavic, Dombrowski có thể tiếp cận và làm tốt công việc liên quan đến công nghệ thông tin và khoa học máy tính như hiện nay. Chưa kể cô còn hỗ trợ các nhà nghiên cứu sử dụng máy tính để phân tích ngôn ngữ. Trong thời gian rảnh rỗi, cô đã thành lập Câu lạc bộ Dữ liệu trang web và đồng sáng lập những dự án lưu trữ các trang web của Ukraine.

Cô chia sẻ: “Khi làm việc với sinh viên chưa tốt nghiệp về các dự án nhân văn kỹ thuật số, tôi cảm thấy sinh viên trong khối ngành Nhân văn có khả năng tiếp cận các ngôn ngữ lập trình tương đối dễ dàng, và không nhất thiết phải theo học một số chuyên ngành về Khoa học máy tính.”

Chuyên gia Schmidt cũng chia sẻ rằng rằng mặc dù hiện tại ông dành nhiều thời gian để code và

phân tích dữ liệu, nhưng ông vẫn cảm thấy may mắn vì đã theo học ngành Khoa học nhân văn khi

còn là một sinh viên đại học. Ông chia sẻ: “Tôi không hối tiếc về chuyên ngành đại học của mình một phần vì tôi đã có thể tự học tất cả các ngôn ngữ lập trình mà tôi cần. Tôi không cần một khóa học về khoa học máy tính để làm điều đó,”

Tuy nhiên, cô Dombrowski cũng hiểu rằng một số sinh viên mong tìm được một công việc liên quan đến công nghệ và được trả lương cao ngay sau khi tốt nghiệp đại học thay vì đánh cược vào một tấm bằng không liên quan đến ngành sẽ làm trong tương lai. 

Cô cũng chia sẻ thêm: “ Việc lựa chọn tấm bằng không liên quan đến công nghệ mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn cho sự nghiệp của cô. Tuy nhiên, cô hiểu rằng những ai đang phải gánh những khoản nợ vay đi học Đại học sẽ có mong muốn nhận được ngay một công việc tốt để trang trả tiền thuê nhà và các khoản vay nợ khác ngay lập tức.”

Đăng ký nhận tin

Liên hệ

Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

(+84) 98 2028 888

(+84) 98 5555 468

info@apusvietnam.com

© 2015 APUS Vietnam. All right reserved

FaceBookFaceBookYouTubeInstagramTikTokZalo
Đặt lịch tư vấn