Nên học Hoá Sinh ở Bryn Mawr hay những trường cùng nhóm?

Theo anh Trần Đắc Minh Trung, thành viên tư vấn của APUS, Bryn Mawr là một trường LAC rất tốt nếu không muốn nói là trong nhóm tốt nhất nước Mỹ rồi. Cựu hiệu trưởng Drew Faust của ĐH Harvard là tốt nghiệp từ Bryn Mawr. Trường này ở rất gần Philadelphia và có rất nhiều lớp trao đổi với UPenn–một trường Ivy League.
Về phương diện đào tạo, các trường LAC chú trọng giáo dục rộng hơn và có curriculum mang tính cách khai phóng. Đây không có nghĩa là trường đào tạo ra sinh viên không có chuyên môn chuyên sâu mà đơn giản là nhóm LAC tập trung khai phá về mặt tri thức căn bản của con người. Do vậy có nhóm sinh viên LAC về sau theo học cao học trong những ngành chuyên môn rất cao, cũng có nhóm khác ứng dụng những gì mình học được thành kỹ năng mềm trong cuộc sống và làm việc nhiều trong các ngành như là business, consulting, hay văn hóa-nghệ thuật.
Một đặc điểm của nước Mỹ mà quý phụ huynh nên quan tâm đó là việc–ngoài trừ các ngành đặc thù mang tính kỹ thuật cao–thì rất nhiều người đi làm trái ngành. Ví dụ ngành History là một trong những ngành phổ biến trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và consulting ở các thị trường tài chính lớn như Wall Street.
Rất khó để thay đổi được quan điểm của chúng ta rằng đi học chỉ duy nhất để phục vụ mục tiêu đào tạo một kỹ năng kiếm sống và do đó khoản đầu tư này phải tìm được lợi nhuận cao nhất về sau. Nhiều người Mỹ cũng quan niệm như vậy. Nhóm tư vấn APUS Vietnam không dám cho rằng quan điểm nào là đúng. Tuy nhiên mong quý vị cân nhắc một quan điểm trái chiều đó là giáo dục đại học chủ yếu là để con người sống hạnh phúc và có ý nghĩa với xã hội. Ví dụ một em học sinh nếu theo học làm Y Tá có thể kiếm được nhiều tiền hơn, việc làm dễ có hơn, và làm việc theo quy tình mỗi ngày một cách ổn định tại bệnh viện. Ngược lại em đó cũng có thể học làm một nhà văn, với mức thu nhập thấp hơn, nhưng việc làm tùy hứng, và tự do bay bổng hơn về tâm hồn. Là cha mẹ và là người đi trước, liệu chúng ta có chắc chắn rằng lựa chọn làm Y Tá là lựa chọn tốt hơn của em đấy hay không?
Nếu được học một trường như Bryn Mawr thì đó là cơ hội rất tốt, nếu em học sinh này tốt nghiệp ra không làm một chuyên gia với mức lương cao chót vót được thì em cũng sẽ chắc chắn trở thành một người có mức sống tốt trong xã hội và học được rằng cuộc đời của em nên sống thế nào cho có ích cho xã hội và hài lòng với bản thân. Việc quan trọng nhất của người làm cha mẹ và hướng dẫn, theo ý kiến cá nhân của anh, là hiểu được thực sự con mình cần gì và phù hợp với việc gì. Nếu em học sinh học một ngành rất hot mà sau này nhận ra mình hoàn toàn không phù hợp thì một là sẽ phải bỏ dở, hai là cũng sẽ không tìm được việc. Thật ra có được một công việc tốt hay không là do bản thân con người nhiều hơn là do ngành nghề.
Tóm lại, nếu em học sinh này là một người suy nghĩ rất thực tế về cuộc sống, thích hợp với làm việc routine trong lab, ít quảng giao, tập trung vào kiến thức kỹ thuật chuyên ngành–vậy em có thể sẽ phù hợp với một trường khác mang tính chuyên ngành cao hơn. Bryn Mawr không phải kém nhưng có những nơi khác tương xứng về tính cạnh tranh mà lại tốt hơn họ về đào tạo chuyên ngành. Hoặc nếu học chuyên ngành nên nghiên cứu hướng combined degree mà bạn Phượng nêu trên. Hướng này có điểm bất lợi là có thể bằng cấp sẽ kéo dài thêm 1 năm.
Nếu em học sinh này là một người năng động, ghét các việc routine, thích học từ đời sống và xã hội–vậy em khá phù hơp với Bryn Mawr. Chưa chắc sau khi học xong Bryn Mawr ra em vẫn chọn ngành Sinh Hóa . Hoặc khi đó em sẽ đi theo một hướng khác ứng dụng Sinh Hóa (vd làm việc phóng viên truyền thông về mảng khoa học, hay tư vấn management consulting về các sản phâm sinh hóa…).
Chị Đoàn Thị Minh Phượng, thành viên của nhóm tư vấn APUS, bổ sung thêm: Bryn Mawr thuộc top 30 trường Liberal Art tốt nhất ở Mỹ và rất có tiếng trong đào tạo Sinh (Biology) và Hoá (Chemistry). Trừ khi học sinh có một lựa chọn nào đó tốt hơn về mặt học thuật, nói ví dụ học bio hoặc chem ở Rice, Duke hoặc Vanderbilt hoặc những trường đào tạo (và cả nghiên cứu) ngành này tốt hơn thì hẵng nên cân nhắc. Sự khác nhau lớn nhất giữa trường ĐH nghiên cứu (thường trong nhóm NUs) và LACs (nhóm khai phóng) là môi trường nghiên cứu. Nhiều giáo sư nghiên cứu đầu ngành thường làm việc ở NUs hơn LACs. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các trường LACs đã hợp tác với một số trường NUs triển khai các chương trình đào tạo liên kết, một vài môn dạy trường này và một vài môn dạy ở trường kia để tận dụng nguồn lực, thế mạnh của nhau. Sinh viên hưởng lợi từ việc đó. Bryn Mawr cũng là một trường như vậy (tham khảo tại đây). Mô hình combined degrees như vậy sẽ thuận lợi để em học sinh này học tiếp lên tiến sĩ và mở ra triển vọng nghề nghiệp tốt hơn trong mảng này.
APUS có nhiều học sinh đỗ cả NUs và LACs, nhưng xét theo thiên hướng, các bạn lại chọn bến đỗ ở LACs. Đến giờ, 100% các bạn đều hài lòng với quyết định của mình. Sinh viên trong môi trường này không chỉ được học kiến thức chuyên ngành mà cả những kỹ năng mềm, cách phân tích, tư duy, giải quyết vấn đề giúp dễ dàng thích nghi và điều chỉnh ở nhiều môi trường khác nhau (ở cả industry và academia), nhất là trong một thời đại nhiều thay đổi khó đoán như bây giờ. Hiện giờ, những bạn đó đều đã rất thành công trong lĩnh vực các bạn ấy chọn dù làm việc ở trong hay ngoài Mỹ.
Nên chọn đi theo hướng nào theo hóa sinh để ra trường có thể xin được việc nhanh, đúng ngành nghề và xin định cư được ở Mỹ? Trước tiên, học sinh và gia đình nên tham khảo hai nguồn này: 1. Mô tả và dự báo ngành nghề ở Mỹ 2. Tổng hợp những công việc thường giành cho sinh viên quốc tế và những tổ chức thường tài trợ visa cho sinh viên quốc tế.
Trừ một số ngành quá khó để sinh viên quốc tế cạnh tranh với người Mỹ (thường trong nhóm non-STEM), những ngành mà em học sinh này đang chọn đều có cơ hội xin được việc ở Mỹ hay bất cứ đâu. Quan trọng, em phải thật sự thích ngành em học và quyết tâm theo đuổi đến cùng, chịu khó cập nhật thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp thì mọi việc sẽ được như ý.
Ngoài ra, có thể mọi người biết nhưng chưa để tâm lắm: Những nghiên cứu sinh (thường ở bậc Tiến sĩ) có công trình nghiên cứu được công bố và công nhận ở tầm quốc tế, còn có thể độc lập gửi hồ sơ xin EB2 NIW (định cư Mỹ theo diện chuyên gia có bằng cấp nâng cao) để xin cấp thẻ xanh, định cư lâu dài ở Mỹ. Vui lòng tham khảo thêm thông tin tại đây. Nếu em học sinh nào thật sự đam mê và quyết tâm theo đuổi nghiên cứu lâu dài hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn này trước khi qua Mỹ du học.
Nếu bạn thấy đây là một bài viết hữu ích, vui lòng chia sẻ và dẫn nguồn. Các câu hỏi về quá trình nộp hồ sơ Đại học Mỹ vui lòng gửi về http://bit.ly/Free20minuteConsultation để nhận giải đáp từ APUS. Like facebook page APUS Vietnam để cập nhật tin tức mới nhất về Giáo dục Mỹ! Hotline/Viber: +1 404 435 7433/ +84 982 028888 Email: info@35.91.198.15 hoặc apus.contact@gmail.com/Website: apusvietnam.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *