Nếu xuân này bạn nhận được thư mời phỏng vấn từ Stanford?

Ting ting nếu bạn nhận được thư mời phỏng vấn của Stanford vào tháng 2, đây là một số lời khuyên bạn không thể bỏ qua:

(Trong phần này, những cựu học sinh Stanford chia sẻ quan điểm cá nhân và lời khuyên của họ cho những ứng viên sắp phỏng vấn):


Kể từ năm 2008, Stanford bắt đầu thực hiện thí điểm chương trình phỏng vấn với cựu sinh viên trường. Qua chương trình này, trường mời các cựu học sinh tham gia phỏng vấn các ứng viên. Stanford là trường Đại học có tỉ lệ nhận học thấp nhất ở Mỹ trên dưới 5% vậy nên ngay cả bạn được mời phỏng vấn cũng không làm tăng cơ hội được nhận vào trường. Trên trang Stanford nêu rõ, buổi phỏng vấn Stanford nhằm hai mục đích:
– Chia sẻ trải nghiệm của các cựu học sinh và đam mê của họ với những ứng viên tiềm năng
– Đưa ra nhận xét về ứng viên sau buổi phỏng vấn.
 
Một cựu học sinh Stanford tham gia phỏng vấn ứng viên apply Stanford cho hay trường yêu cầu người phỏng vấn đánh giá ứng viên theo ba tiêu chí: 1. Mức độ cam kết với một hoạt động/mục tiêu nào đó (Commitment) 2. Các vấn đề liên quan đến học thuật (Intellect) 3. Kĩ năng cá nhân (Personal skills). Chúng tôi không được cung cấp bất cứ thông tin nào về ứng viên. Theo quan điểm của tôi, một ứng viên có phần phỏng  vấn thành công phải thể hiện rõ các tiêu chí trên, các em có thể chia sẻ những vấn đề mà các em quan tâm, hiểu rõ và đưa ra dẫn chứng về những thành tựu và sáng kiến trong lĩnh vực đó, thể hiện trọn vẹn các chủ đề mà các em chia sẻ. Với tôi, tôi thích những học sinh có thể trình bày thông tin một các rõ ràng, chính xác và trung thực.
 
Ngoài 3 tiêu chí trên, trong phần hướng dẫn của Stanford yêu cầu người phỏng vấn nêu rõ suy nghĩ của họ về ứng viên. Do vậy, chỉ khi ứng viên cung cấp thông tin đủ chi tiết, người phỏng vấn mới có thể gửi lại những thông tin chi tiết về trường. Các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn sẽ được lái theo hướng này. Ví dụ, nếu ứng viên nói mình là một nhạc sĩ, tôi sẽ hỏi thể loại nhạc nào em ấy thích và tại sao, những gì em ấy không thích, etc. Hay nếu tôi không quen với phong cách âm nhạc đó, tôi sẽ cố gắng hỏi thêm để tìm hiểu về điều đó. Lời khuyên của tôi, đó là, ứng viên đừng nên phóng đại những sở thích và thành tựu; hãy thành thật trong buổi phỏng vấn.
 
Đây là buổi phỏng vấn KHÔNG bắt buộc, Ứng viên có thể lựa chọn tham gia phỏng vấn hoặc không phỏng vấn. Nếu chưa đủ tự tin, các em hoàn toàn có thể từ chối tham gia. Theo số liệu thống kê từ Stanford, phần lớn những người nhận được lời mời phỏng vấn đều đăng ký tham gia.
 
Người phỏng vấn có quyền báo cáo với trường những điều họ chưa hài lòng về các em.
 
Mỗi người phỏng vấn sẽ có phong cách khác nhau nhưng tôi luôn muốn tạo ra một không khí thân mật giúp họ cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân. Ví dụ: Tôi sẽ bắt chuyện với ứng viên bằng việc đề nghị ứng viên giới thiệu về mình hoặc hỏi vì sao ứng viên muốn nộp hồ sơ vào Stanford. Mặc dù những người phỏng vấn không được biết điểm hay các thành tích của ứng viên họ sẽ phỏng vấn, nhưng phần lớn các em tôi gặp đều là những “đứa trẻ” có thành tích học thuật và hoạt động ngoại khoá đặc biệt và tôi thấy làm tiếc trong 20 em tôi phỏng vấn sẽ chỉ có 1 em được chọn. 

 
Cá nhân tôi cho rằng: việc tham gia phỏng vấn KHÔNG ảnh hưởng đến hồ sơ của ứng viên. Trường muốn coi đây là cơ hội kết nối với các cựu sinh viên của mình và thông qua những đại sứ này, nhiều người sẽ hiểu thêm về Stanford và biết đâu sau này, họ tiếp tục cân nhắc nộp các chương trình khác của trường. 
 
Theo quan điểm từ một người phỏng vấn khác đến từ Stanford, ứng viên cần chú ý những điểm sau khi vào phỏng vấn:
– Ứng viên nên mặc trang phục thoải mái, và giúp thể hiện cá tính của họ.
– Nên gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn dù không bắt buộc. 
– Không cần mang theo bất cứ giấy tờ (đặc biệt bảng điểm, …) hoặc nếu mang theo các loại giấy tờ này, hãy đưa lại cho người phỏng vấn sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.
– Ứng viên nên nhận lời tham gia phỏng vấn (chỉ nên từ chối nếu gặp việc khẩn cấp) vì đây là cơ hội giúp họ tìm hiểu về ngôi trường mà họ có thể sẽ gắn bó trong 4 năm Đại học.
 
Tôi sẽ đặt ra những câu hỏi giúp ứng viên thể hiện đầy đủ con người của họ và qua đó, phần nào đánh giá mức độ phù hợp giữa họ và trường, giữa họ, tôi và những người bạn cùng lớp ở Stanford?!  Điều tạo nên Stanford chính là con người nên những ứng viên mang lại những ảnh hưởng/trải nghiệm thú vị cho Stanford qua buổi phỏng vấn sẽ tạo ấn tượng tốt với tôi. Tôi luôn coi mình như một đại sứ của trường hơn là một người phỏng vấn, đánh giá ứng viên vào trường. Theo thống kê, chỉ có dưới 5% số lượng ứng viên tôi phỏng vấn được nhận và tỉ lệ này không ngừng giảm đi mỗi năm nên phỏng vấn không hẳn sẽ làm tăng hay giảm cơ hội của bạn được nhận vào trường. Buổi phỏng vấn tạo cơ hội để ứng viên tiếp xúc với những cựu sinh viên bằng xương bằng thịt để hiểu thêm về trường và giúp họ đưa ra lựa chọn chính xác, nhất là sau khi biết đỗ Stanford và những trường khác.
 
Cuối cùng, đừng bỏ qua https://www.stanforddaily.com/ khi muốn hiểu hơn về đại gia đình “The Cardinal”.
 
Tham khảo một số câu hỏi hay gặp tại buổi phỏng vấn tại đây: https://goo.gl/etrZ5z
 
Nếu bạn thấy đây là một bài viết hữu ích, vui lòng chia sẻ và dẫn nguồn. Các câu hỏi về quá trình nộp hồ sơ Đại học Mỹ vui lòng gửi về https://goo.gl/4VWVXK để nhận giải đáp từ APUS. Like facebook page APUS Vietnam để cập nhật tin tức mới nhất về Giáo dục Mỹ! Hotline/Viber: +1 404 435 7433/ +84 982 028888 Email: info@35.91.198.15 hoặc apus.contact@gmail.com/Website: apusvietnam.com