Tuỳ thuộc vào trường bạn dự nộp để đánh giá mức độ quan trọng của việc phỏng vấn. Không phải trường nào cũng có thể sắp xếp phỏng vấn ứng viên. Nhưng nếu có, bạn nên đọc để biết các thông tin trong note sau để sẵn sàng hơn trước khi được gọi phỏng vấn:
Phần đông thi sinh nộp một số trường (thường là những trường top đầu) như Harvard, Columbia, UPenn,… sẽ nhận phỏng vấn và những trường này coi phỏng vấn là một trong những tiêu chí đánh giá ứng viên (Evaluative). Một số trường khác như MIT, Stanford,… mặc dù để tuỳ chọn phỏng vấn (Optional) nhưng khuyến khích mọi ứng viên tham gia phỏng vấn (Strongly recommended) vì họ cũng coi phỏng vấn là cơ hội đánh giá ứng viên.
Với những trường như vậy, một khi nhận được thông báo phỏng vấn thì nên đăng ký tham gia vì đây là cơ hội quý giá giúp bạn thể hiện sinh động con người mình và tỏ rõ sự quan tâm đến trường và quyết tâm nộp hồ sơ vào trường. Dù cho người phỏng vấn không phải là người quyết định việc bạn được nhận hay không nhưng những nhận định của họ về bạn sẽ giúp trường hiểu nhiều hơn về bạn trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, một số trường lớn khác như Cornell (trừ một số khoa) hay Vassar, Colby chỉ coi phỏng vấn là một cơ hội trường tìm hiểu thêm thông tin về ứng viên và ngược lại, giúp ứng viên hiểu hơn về trường mình đang apply (Informational).
Một điểm đáng lưu ý, không phải ứng viên nào (có hồ sơ mạnh hay không mạnh) cũng đều được gọi phỏng vấn. Và không phải ai được gọi phỏng vấn nghĩa là có cơ hội được nhận cao hơn. Trước khi gọi phỏng vấn ứng viên, đặc biệt những ứng viên quốc tế, trường sẽ cân nhắc một số yếu tố như khu vực ứng viên đang sống, số lượng người (thường là alumni) đăng ký tham gia phỏng vấn so với số lượng ứng viên nộp hồ sơ vào trường và sự thuận tiện về logistics để quyết định có gọi phỏng vấn hay không. Vậy nên nếu bạn không được gọi phỏng vấn cũng đừng nên quá lo lắng.
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, ứng viên nên tạo cho mình tâm lý thoải mái và là chính mình. Buổi gặp có thể trực tiếp hoặc qua Skype/GChat. Bạn nên đến trước giờ hẹn hoặc online trước 15-20 phút. Trả lời ngắn gọn và đi thẳng vào câu hỏi. Cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ và biến buổi phỏng vấn như một buổi trò chuyện (có tương tác hai chiều). Đặt câu hỏi trở lại cho người phỏng vấn.
Bạn có thể tập vài lần để trả lời các câu hỏi xoay quanh mức độ phù hợp giữa bạn và trường (college-fit), tính cách của bạn (sở trường, sở đoản), các hoạt động, sở thích và mục tiêu của bạn trong tương lai.
Một người đã từng tham gia phỏng vấn các ứng viên apply Harvard tổng kết 5 câu hỏi cô thường hỏi các ứng viên:
1. What are you interested in potentially studying in college?
2. What’s the most negative experience you ever had in school?
3. What do you do when you’re not in school?
4. What have you read recently?
5. What’s the last cultural event you went to? hoặc What have you done or seen lately?
Ngoài những câu hỏi trên, một số người phỏng vấn sẽ hỏi thêm những câu hỏi mang tính kết nối giữa ứng viên với trường và giữa những gì ứng viên đã làm trong quá khứ với mục tiêu tương lai:
6. Given your expectations, why is [Name of school] on your list/of interest?
7. How do you see yourself engaging with [Name of school]?
8. What exactly do you hope to gain from your overall [Name of school] experience?
9. What do you expect to be doing ten years from now?
Sau phỏng vấn đừng quên viết thư cảm ơn người phỏng vấn.
Chúc các bạn may mắn và nhận được kết quả tốt mùa apply năm nay và đừng quên chia sẻ kết quả với #APUSVietnam.
Nếu bạn thấy đây là một bài viết hữu ích, vui lòng chia sẻ và dẫn nguồn. Các câu hỏi về quá trình nộp hồ sơ Đại học Mỹ vui lòng gửi về https://goo.gl/4VWVXK để nhận giải đáp từ APUS. Like facebook page APUS Vietnam để cập nhật tin tức mới nhất về Giáo dục Mỹ! Hotline/Viber: +1 404 435 7433/ +84 982 028888 Email: info@apusvietnam.com hoặc apus.contact@gmail.com/Website: apusvietnam.com
Danh sách trường dùng phỏng vấn để đánh giá ứng viên (cập nhật vào đầu năm 2016)
(sẽ có thay đổi trong năm 2017, 2018. Ứng viên chủ động cập nhật trên website của trường)