Nộp hồ sơ vòng sớm thật sự có lợi?

Khi thời hạn nộp đơn sớm đang tới gần, APUS đã trả lời rất nhiều câu hỏi từ sinh viên nên nộp hồ sơ ở vòng sớm hay lùi lại ở vòng tiêu chuẩn? Việc nộp đơn sớm có tốt không? Việc nộp đơn sớm sẽ giúp các em tăng cơ hội trúng tuyển lên bao nhiêu phần trăm? Làm thế nào để em có thể biết chắc chắn mình thật sự muốn vào học và dồn toàn lực để vào được trường đó? Nếu bạn là học sinh cuối cấp trung học, chúng tôi tự tin cho rằng: cơ hội tốt nhất để bạn được chấp nhận (trừ một số trường hợp ngoại lệ) là ở vòng nộp hồ sơ sớm.

Tuy nhiên, để hồ sơ của bạn được lựa chọn ở vòng này, hồ sơ cần đáp ứng đủ các yếu tố nhất định. Ví dụ: điểm số học thuật và các kỳ thi chuẩn hóa của bạn cần đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của trường; ngoài ra, các thành phần khác trong hồ sơ cũng nên được chuẩn bị ở mức tốt nhất có thể để thoả mãn các tiêu chí của trường.

Ngoài ra, các em học sinh cũng nên hiểu rõ sự khác nhau giữa các đợt nộp hồ sơ:

Rolling admission: học sinh có thể nộp đơn bất cứ lúc nào và thường sẽ nhận được quyết định nhập học trong vòng một vài tuần sau khi nộp hồ sơ. Không bắt buộc phải theo học tại trường, và có thể nộp đơn thêm ở nhiều trường khác.

Lưu ý: Penn State University, Clemson University, và University of Arizona là một sô trường có Rolling Admission.

Early Action (EA): Thời hạn nộp đơn thường sớm hơn từ đầu tháng 11 và thường nhận được quyết định nhập học trong vòng một vài tuần sau khi nộp hồ sơ. Nhiều trường sẽ gửi thông báo vào giữa tháng 12. Học sinh nộp đơn EA có thể nộp đơn bao nhiêu trường tùy thích và ở bất cứ vòng nào. Nếu học sinh được nhận ở vòng EA, học sinh không bắt buộc phải theo học trường đó.

Lưu ý: Một số trường, như Đại học Chicago và Đại học Southern Methodist, thường có cả hai lựa chọn Early Decision và Early Action.

Restricted Early Action- (REA): Về cơ bản là sự kết hợp giữa Early Decision và Early Action. Nếu học sinh nộp REA sẽ không được phép nộp ED hay vòng EA của các cơ sở giáo dục tư trong Mỹ hay các trường có ràng buộc phải nhập học nếu được nhận. Khi được nhận ở vòng REA, học sinh không bắt buộc phải theo học trường đó.

Lưu ý: Đại học Stanford là một trong số các trường có chính sách REA.

Single Choice Early Action (SCEA): Giống như REA, trường có chính sách SCEA cũng không cho phép học sinh nộp đơn vào các trường EA, trừ khi đó là các cơ sở công lập.

Lưu ý: Đại học Yale là một trong số ít trường có chính sách SCEA.

Early Decision (ED): Thời hạn nộp đơn ED thường là ngày 1 tháng 11 hoặc ngày 15 tháng 11 và học sinh được đưa ra quyết định vào khoảng đầu đến giữa tháng 12. Học sinh chỉ được nộp ED một trường, và có thể nộp đơn ở vòng EA/RD ở những trường khác. Một khi học sinh được nhận ở vòng ED và được trường đó cho đủ tài chính theo học, học sinh phải cam kết theo học tại trường ED đó và phải rút lại bất kỳ đơn đăng ký nào mà họ đã nộp ở những nơi khác.

Lưu ý: Trong số tám trường Ivy League, năm trường (Brown, Cornell, Dartmouth, Columbia và Đại học Pennsylvania) có chính sách ED.

Early Decision II (EDII): Tương tự như ED nhưng có thời hạn muộn hơn, thường từ đầu tháng 1 năm sau trở đi.

Lưu ý: Một số trường Mỹ tỷ lệ cạnh tranh cao có vòng EDII như Bowdoin, Davidson, Vanderbilt và Đại học New York.

Regular Decision (RD): Vòng RD thường vào đầu tháng 1 và là cơ hội cuối cùng để ứng viên nộp đơn vào những trường chỉ có các vòng ED/EA/RD. Nếu được nhận ở vòng RD, học sinh không bắt buộc phải theo học tại trường. Sinh viên thường sẽ nhận được quyết định nhập học vài tuần đến vài tháng sau thời hạn nộp đơn. Ở vòng RD, học sinh thường phải “đối đầu” với các thí sinh mạnh nhất trong mùa tuyển sinh.

Tại sao tỉ lệ ghi danh (yield) quan trọng với trường Mỹ?

ED là cách để các trường Mỹ biết được số lượng sinh viên chắc chắn sẽ ghi danh học tại trường sau khi học được nhận. Tỉ lệ ghi danh này là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của trường đó trên bảng xếp hạng US News & World Report nên trường nào muốn duy trì và cải thiện thứ hạng của mình thì càng cần phải chú trọng đến tỉ lệ này. Chưa kể, tỉ lệ ghi danh còn giúp các trường cân đối học phí và các chi phí khác cần chi trả cho mỗi năm học. Do vậy, ED là một chính sách giúp “đôi bên cùng có lợi” cho cả người nộp đơn và cho cả các trường.

Mặt bằng hồ sơ ED 
Nhiều người nghĩ rằng vòng ED là vòng dành cho các vận động viên thể thao hay những ứng viên có mối quan hệ thân quen nào đó với trường. Nhưng trên thực tế, điều này thường ngược lại. Một sinh viên giỏi về học vấn không vốn có “mối quan hệ” với trường vẫn có thể nổi bật trong vòng ED nếu em đó có điểm GPA và điểm ACT/SAT cao vì điều này sẽ giúp trường nâng điểm GPA và SAT/ACT trung bình của mùa tuyển sinh đó lên. Nói cách khác, nếu được lựa chọn giữa một ứng viên là cầu thủ bóng đá A có điểm số thấp hơn với mặt bằng chung từ khu vực của bạn A và một ứng viên B có thành tích học thuật nổi bật và điểm thi ACT/SAT vượt trội, cùng với thái độ say sưa với học tập, trường sẽ nghiêng về ứng viên B.
Chưa kể, nếu bỏ ED và chọn chọn nộp RD, bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều sinh viên có hồ sơ tốt hơn chưa đỗ ở vòng sớm, dẫn đến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều nhóm thí sinh đến từ các bộ phận thiểu số hay có bố mẹ chưa từng vào Đại học sẽ chọn nộp đơn vào vòng RD. Hiện các trường  Mỹ đang dành ưu tiên cho những sinh viên nhóm này để giúp gia tăng sự đa dạng của các lớp học. Và điều này sẽ làm giảm đi ít nhiều hoặc rất nhiều cơ hội cho bạn.
Bạn đang gặp khó khăn với việc viết luận phụ cho vòng sớm, đừng quên tham dự toạ đàm trực tuyến Mẹo viết các chủ đề luận phụ kinh điển của APUS tại đây.
Theo số liệu thống kê, vào năm ngoái, Đại học Pennsylvania (UPenn) đã nhận được 7.962 hồ sơ vòng ED và nhận 1.194 thí sinh (tương đương 50% sĩ số lớp niên khóa 2020-2024). Qua quan sát, các trường thường nhận được ít hồ sơ ở vòng sớm hơn nên sẽ có nhiều thời gian để xem xét từng hồ sơ hơn ở những vòng khác. Nói ví dụ, UPenn thường nhận được số lượng hồ sơ khổng lồ khoảng 48.371 vòng RD, gấp gần 7 lần so với vòng RD. Điều này khiến cán bộ tuyển sinh trường thường khó có đủ thời gian để xem xét, đánh giá kỹ lưỡng từng hồ sơ để lựa chọn được các thí sinh phù hợp.
Khi bạn xem xét việc tăng lượng hồ sơ đăng ký sớm, có thể hữu ích khi xem dữ liệu thô từ chu kỳ tuyển sinh trước đây:Năm ngoái, Đại học Brown đã nhận 16% ứng viên vòng ED tương đương 52% sĩ số sinh viên cả niên khoá 2020-2024
  • Đại học Columbia đã nhận 10% ứng viên vòng ED tương đương 46% sĩ số sinh viên cả niên khoá 2020-2024.
  • Đại học Dartmouth đã nhận 21% ứng viên ED tương đương 49% sĩ số sinh viên cả niên khoá 2020-2024.
  • Đại học Pennsylvania đã nhận 15% ứng viên vòng ED tương đương 49% sĩ số sinh viên cả niên khoá 2020-2024.
  • Đại học Vanderbilt đã nhận 18% ứng viên vòng ED, so với 7% ở vòng RD.
  • Đại học Williams College đã nhận 33% ứng viên ED, so với 8% ở vòng RD.
  • Đại học Northeastern, tỷ lệ nhận học ED là 53%, tỷ lệ nhận học EA là 20% và tỷ lệ nhận học RD là 18%.
  • Sự khác biệt giữa ED và EA cũng rõ ràng tại Đại học Virginia với tỷ lệ chấp nhận ED là 33% so với tỷ lệ chấp nhận EA là 21%.
  • Đại học Yale, tỷ lệ chấp nhận SCEA là 11% so với 5% trong vòng RD.