Logo
(+84) 98 5555 468Đặt lịch tư vấn

Phân hóa Kinh tế trong Giáo dục Đại học Mỹ

29th June, 2024

Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Một bài viết gần đây của The New York Times chỉ ra rằng một số trường đại học hàng đầu có số lượng sinh viên đến từ gia đình giàu có nhiều hơn hẳn so với những sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp. Sự phân hóa này không chỉ phản ánh mức độ tiếp cận những cơ hội giáo dục mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của mỗi cá nhân trong tương lai.

Phân Tích Sự Chênh Lệch

Theo thống kê, các trường đại học như Yale, Princeton và nhiều học viện Ivy League khác đang nhận các sinh viên đến từ các gia đình thuộc nhóm 1% người giàu nhất cao hơn hẳn so với sinh viên đến từ những gia đình có thu nhập ở nhóm 60% thấp nhất. Điều này phản ánh mức độ chênh lệch sâu sắc về kinh tế và xã hội giữa các tầng lớp khác nhau và đặt ra câu hỏi về sự công bằng và tính tiếp cận toàn diện trong chính sách tuyển sinh của các trường đại học tại Mỹ.

Các trường này phân hóa tỷ lệ sinh viên như sau:

Thu nhập thuộc nhóm top 1% 

($630K+)

Thu nhập thuộc nhóm dưới 60%

(<$65K)

1.Washington University in St. Louis

21.7

6.1

2.Colorado College

24.2

10.5

3.Washington and Lee University

19.1

8.4

4.Colby College

20.4

11.1

5.Trinity College (Conn.)

26.2

14.3

6.Bucknell University

20.4

12.2

7.Colgate University

22.6

13.6

8.Kenyon College

19.8

12.2

9.Middlebury College

22.8

14.2

10.Tufts University

18.6

11.8

Nguyên Nhân Của Vấn Đề

Sự chênh lệch này phần nào được giải thích qua cơ chế tuyển sinh và chính sách tài chính của các trường. Các gia đình giàu có có khả năng đóng góp lớn cho quỹ đầu tư của trường, điều này không chỉ giúp con cái họ có cơ hội được nhận vào trường mà còn tạo điều kiện cho trường duy trì vị thế và chất lượng. Bên cạnh đó, các tiêu chí tuyển sinh bao gồm điểm SAT cao và các hoạt động ngoại khóa đắt đỏ cũng vô tình tạo lợi thế cho những sinh viên đến từ gia đình giàu có.

Một nghiên cứu quan trọng về mức độ đa dạng kinh tế trong cơ thể sinh viên của các trường đại học ở Mỹ, đặc biệt là các trường Đại học danh giá. Nghiên cứu này do Raj Chetty, John Friedman, Emmanuel Saez, Nicholas Turner và Danny Yagan thực hiện, đã theo dõi khoảng 30 triệu sinh viên sinh từ năm 1980 đến 1991.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù các trường thường nhấn mạnh vai trò của mình trong việc hỗ trợ sinh viên nghèo vươn lên trong cuộc sống và cam kết về khả năng chi trả học phí phù hợp, tuy nhiên, một số những trường này chủ chú trọng vào việc giảm học phí cho sinh viên thu nhập thấp hơn là nới rộng tiêu chí tuyển sinh. Danny Yagan, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Berkeley và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Miễn học phí chỉ hữu ích nếu bạn có cơ hội được nhận vào, mặc dù có 1 số ngoại lệ.” 

Mặc dù vậy, vẫn có những tín hiệu đáng mừng cho thấy, dù gặp nhiều thách thức hơn các bạn khác, sinh viên thu nhập thấp vẫn có thu nhập trung bình gần ngang bằng với các bạn thu nhập cao cùng trường khi quan sát từ biểu đồ dưới đây:

Tỷ lệ sinh viên thuộc các nhóm thu nhập khác nhau (top 1%, bottom 10%, bottom 20%, bottom 40%) học tại các trường đại học hàng đầu (khoảng 80 trường đại học chọn lọc nhất ở Hoa Kỳ) từ năm 2002 đến 2013. Nguồn: The New York Times

Và qua biểu đồ tiếp theo, nếu các sinh viên đến từ những gia đình khá giả từng theo học tại một trong 12 trường đại học “Ivy plus” bao gồm các trường Ivy League, và các Đại học khác như Duke, M.I.T., Stanford và Đại học Chicago có thu nhập cao trên khoảng 80% mặt bằng chung, thì các sinh viên đến từ các gia đình nhập thấp tốt nghiệp nhóm này vẫn có thu nhập trung bình trên khoảng 75% mặt bằng chung. Số liệu này chỉ ra rằng sinh viên thu nhập thấp theo học tại các trường này cũng có kết quả tương tự như các bạn cùng trường.

Mối quan hệ giữa thứ hạng thu nhập của cha mẹ và con cái, tập trung vào sinh viên học tại các trường đại học hàng đầu (Ivy Plus), các trường hàng đầu khác (Other elite) và các trường công lập chọn lọc (Selective public). Nguồn: The New York Times

Những số liệu trên phơi bày sự phân hóa sâu sắc giữa sinh viên đến từ các gia đình giàu có và những người đến từ gia cảnh kém may mắn. Các trường danh tiếng vẫn là lựa chọn hàng đầu cho giới thượng lưu, trong khi sinh viên nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận những cơ hội tương tự. Tuy nhiên, chỉ cần sinh viên hoàn cảnh khó khăn có cơ hội theo học tại các trường đại học tốt sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các em, bao gồm cả việc gia tăng thu nhập tiệm cận với các sinh viên nhà có điều kiện. 

Đăng ký nhận tin

Liên hệ

Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

(+84) 98 5555 468

info@apusvietnam.com

© 2015 APUS Vietnam. All right reserved

FaceBookFaceBookYouTubeInstagramTikTokZalo
Đặt lịch tư vấn