Sẽ loại bỏ chính sách tuyển sinh “diện kế thừa” (legacy)?

Sau quyết định mới nhất của Tòa án Tối cao về việc chống phân biệt đối xử trong tuyển sinh Đại học Mỹ, dư luận quyết tục quan tâm động thái các trường trong việc loại bỏ quy trình tuyển sinh theo diện quan hệ (legacy). Hình thức tuyển sinh này thường có những ưu tiên nhất định dành cho con em có bố mẹ từng theo học tại trường. 

Tổ chức Lawyers for Civil Rights có trụ sở tại Boston đã nộp một đơn khiếu nại tới Văn phòng Dân quyền của Bộ Giáo dục về việc Đại học Harvard tiếp tục áp dụng chính sách ưu tiên tuyển sinh con các cựu sinh viên. 

Tỷ lệ nhận các ứng viên là con các cựu sinh viên của Harvard cao hơn 3-4 lần so với tỷ lệ chung. Vào đầu những năm 2000, Harvard chỉ nhận 11% tổng số ứng viên nộp vào trường nhưng đã nhận 40% số ứng viên có thân nhân là cựu sinh viên của trường. Tương tự, tỷ lệ này 51% ở UPenn gấp đôi với tỷ lệ nhận trung bình của trường này vào năm 2003 và; 40% tại Princeton vào 2008, tức cao hơn 4 lần so với tỷ lệ chung của trường này trong năm đó.

Trong giai đoạn 2014-2019, tỷ lệ nhận của các ứng viên diện “legacy” vào Harvard lên đến trên 33%, gấp 5 lần so với ứng viên bình thường khác; và tương tự gấp 6 lần ở Princeton vào 2018, và gấp 3 lần tại Stanford vào 2022. Tại các trường như Đại học Notre Dame, Đại học Virginia và Đại học Georgetown, tỷ lệ nhận diện legacy cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của trường.

Theo báo cáo năm ngoái của ACLU (Hội Luật gia Dân quyền Hoa Kỳ), trong số 100 trường đại học hàng đầu, chỉ có 27 trường chưa bao giờ sử dụng hoặc đã chấm dứt việc ưu tiên tuyển sinh con em cựu sinh viên. Pomona College đã chấm dứt chế độ tuyển sinh kiểu này vào năm 2017, và nối ngay theo sau đó là Đại học Johns Hopkins và Amherst College. Các trường MIT và CalTech là những trường  không bao giờ áp dụng chính sách tuyển sinh cho con em cựu sinh viên. 

Các trường đại học công lập lớn như Đại học California, Đại học Texas và Đại học Georgia đã dừng chương trình này nhiều năm trước đó. Vào năm 2021, Thống đốc Jarod Polis đã ký luật cấm việc ưu tiên tuyển sinh cho con em có thân nhân là cựu sinh viên tại tất cả các trường đại học ở Colorado. 

Gần đây, Carnegie Mellon và Đại học Pittsburg không còn áp dụng hình thức ưu tiên tuyển sinh này mặc dù không công khai trên nhiều phương tiện truyền thông. Còn Đại học Wesleyan cũng vừa thông báo chấm dứt việc ưu tiên tuyển sinh diện legacy từ mùa tuyển sinh năm nay.

Những người không ủng hộ chính sách tuyển sinh này cho rằng chính sách chỉ nhằm tăng lợi thế cho những người vốn đã có nhiều lợi thế trong xã hội. Và điều này làm cho nhiều người hoang mang về chất lượng những thí sinh như vậy. Liệu  thành tựu học thuật và ngoại khoá của các ứng viên theo diện legacy có thực sự ngang bằng với các ứng viên không được hưởng quyền ưu tiên khác hay không? Ngoài ra, một số người còn cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều trường Đại tập trung đẩy mạnh tính đa dạng trong cộng đồng sinh viên của họ, tại số một số ít các trường khác vẫn cổ vũ cho hình thức tuyển sinh mang nặng tính quan hệ như vậy? 

Theo một nghiên cứu về việc tuyển sinh các ứng viên theo diện “legacy”, hai giáo sư Ethan Poskanzer và Emilio Castilla đã xem xét dữ liệu từ 25 trường Đại học có thứ hạng cao nhất trên U.S. News trong suốt 16 năm liên tiếp. Hai nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ chấp nhận ứng viên diện legacy luôn cao gần gấp đôi so với các ứng viên thông thường. Vì sao lại có sự chênh lệch quá lớn này? Nghiên cứu lý giải rằng những nguồn lực từ cựu sinh viên luôn giúp các trường đảm bảo đủ số lượng sinh viên theo học và mức doanh thu để duy trì các hoạt động của họ. Và khi tìm hiểu sâu hơn, họ rút ra một kết luận rằng: “Cựu sinh viên diện kế thừa thậm chí sẽ còn thành công hơn cha mẹ họ và nhờ có bệ phóng từ gia đình, những người này dễ dàng thành công hơn và đóng góp ngược trở lại cho trường nhiều hơn so với những cựu sinh viên diện khác”.

Harvard đang sở hữu một quỹ đầu tư hơn 50 tỷ đô la của mình nên họ không cần phải dựa dẫm quá nhiều vào số tiền quyên góp của các cựu sinh viên để vận hành trường, nhưng đối với các trường khác số tiền quyên góp của các cựu sinh viên sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho các dự án trọng điểm của trường. 

Và qua đó, nhiều người có thể thấy rõ rằng việc chấm dứt chính sách legacy sẽ đặt các trường đại học vào những áp lực tài chính. Các bạn có thể đăng ký nhận các thông tin từ APUS để theo dõi những động thái tiếp theo của các trường về việc giữ hay loại bỏ các chính sách ưu tiên này, từ đó có những chiến lược phù hợp cho các mùa tuyển sinh tiếp theo.