Logo
(+84) 98 2028 888(+84) 98 5555 468
Đặt lịch tư vấn

Thị trường việc làm Mỹ rộng mở hơn với những ai sở hữu bằng Đại học trở lên

4th October, 2022

Những ai có bằng Đại học trở lên ở Mỹ đang sở hữu nhiều cơ hội khi gia nhập thị trường việc làm của Mỹ. Khảo sát gần nhất của Viện nghiên cứu Pew đưa ra một số thống kê quan trọng để chứng minh điều này. 

1. Số lượng người có bằng cử nhân tăng lên nhanh chóng chỉ sau một thập kỷ. Số lượng cử nhân trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên vào năm 2021 đã tăng 7,5 % so với năm 2011. Theo số liệu của Cục điều tra dân số, năm 2021, có 37,9% số người trong nhóm 25 tuổi trở lên có bằng cử nhân, trong đó có 14,3% người đã học đến cao học hoặc cao hơn. 

2.Nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học hơn đàn ông. Năm 2021, 39% phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có bằng đại học hoặc cao hơn trong khi con số này chỉ là 37% ở nam giới. Trong nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi, tỷ lệ phụ nữ có bằng đại học là 46% và là 36% ở nam giới. 

Xét khảo sát vào tháng 10 của Pew Research, khi được hỏi về lý do không sở hữu bằng cấp đại học hoặc cao hơn, 34% nam giới và 25% nữ giới chia sẻ rằng họ không có nhu cầu; 26% nam giới và 20% nữ giới cho rằng nghề nghiệp tương lai của họ không yêu cầu bằng cấp; 44% nữ giới và 39% nam giới giải thích rằng họ không thể trang trải được học phí đại học. 

3. Những khác biệt về sắc tộc có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ tốt nghiệp Đại học.Trong nhóm đối tượng từ 25 tuổi trở lên, 61% người Mỹ gốc Á có bằng cử nhân hoặc cao hơn, còn lại là 42% người da trắng, 28% người da màu và 21% người gốc Tây Ba Nha. Và khi được hỏi vì sao không tiếp tục học và lấy bằng Đại học, 52% người gốc Tây Ban Nha, 39% người da trắng và 41% người da màu đều trả lời rằng không thể trả nổi học phí; hơn 33% người da trắng, 22% người da màu và 23% người gốc Tây Ban Nha  không đủ khả năng theo học tiếp chương trình.

4. Theo dữ liệu gần đây nhất từ National Student Clearinghouse, khi theo dõi những sinh viên đại học đăng ký vào mùa thu năm 2015, chỉ 62% sinh viên hoàn thành chương trình học. Tỷ lệ hoàn thành bằng cấp cao nhất ở các sinh viên học tại các Đại học tư thực, tiếp sau là các trường Đại học trong nhóm Phi lợi nhuận và cuối cùng là các trường công lập hệ 2 năm. 

5. Ngành Kinh doanh là ngành được nhiều sinh viên lựa chọn nhất, tiếp sau đó là ngành y tế. Theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia, có khoảng 19% 2 triệu bằng cử nhân được cấp trong năm 2019-20 là ngành kinh doanh. Ngành y tế và các chương trình liên quan là lĩnh vực phổ biến thứ hai chiếm 12,6% số bằng cấp được cấp trong năm đó. Các bằng cử nhân ít phổ biến nhất trong năm 2019-2020 nằm trong lĩnh vực công nghệ quân sự và khoa học ứng dụng và khoa học thư viện.

6. Khoảng cách thu nhập ngày càng tăng giữa những người trẻ mới tốt nghiệp đại học và những người đồng nghiệp chưa có bằng cấp. Vào năm 2021, những người lao động toàn thời gian từ 22 đến 27 tuổi có bằng cử nhân, nhưng không học lên cao nữa có mức lương trung bình hàng năm là 52.000 đô la; những người chỉ có bằng cấp 3 hoặc không bằng cấp chỉ kiếm được 30.000 đô la. 

7. Tỷ lệ thất nghiệp ở những người tốt nghiệp đại học thấp hơn so với những người lao động không có bằng cử nhân, và khoảng cách này ngày càng xa do hệ quả của đại dịch. Vào tháng 2 năm 2020, ngay trước khi bùng phát COVID-19 ở Hoa Kỳ, chỉ 1,9% sinh viên tốt nghiệp đại học từ 25 tuổi trở lên thất nghiệp, so với 3,1% người lao động đã hoàn thành một số trường cao đẳng nhưng không có bằng đại học bốn năm. Nhưng đến tháng 6 năm 2020, sau khi đại dịch xảy ra, số liệu ghi nhận được là 6,8% cho nhóm tốt nghiệp đại học và 10,8% cho nhóm cao đẳng. 

8. Theo phân tích của Cục Điều tra Dân số của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây có nhiều khả năng khó tìm việc làm hơn – và thậm chí làm việc trong những công việc không yêu cầu bằng đại học. Tính đến tháng 12 năm 2021, 41% sinh viên tốt nghiệp đại học từ 22 đến 27 tuổi thiếu việc làm trong tổng số 34% sinh viên tốt nghiệp đại học. 

9. Khi so sánh mức thu nhập và tài sản tích lũy, những sinh viên có cha mẹ chưa từng vào Đại học (nhóm 1) có thu nhập thấp hơn hẳn những người có cha mẹ từng học đại học (nhóm 2). Theo thống kê năm 2019, thu nhập và tài sản tích lũy của hộ gia đình do sinh viên nhóm 1 làm chủ là 99.600 đô la, trong khi đó của nhóm 2 là 135.800 đô la. Tổng thu nhập theo hộ gia đình của sinh viên nhóm 1 là 152.000 đô la, so với nhóm 2 là 244.500 đô la.

Khoảng cách này cũng phản ánh sự khác biệt trong cách các gia đình khi chi trả cho con em mình. Sinh viên tốt nghiệp đại học đến từ các gia đình có bố mẹ học Đại học thường giàu có hơn, bởi các sinh viên trong nhóm thường phải gánh nhiều khoản nợ giáo dục hơn.

   10. Tấm bằng Đại học mang lại nhiều cơ hội hơn cho sinh viên. Trong một khảo sát vào tháng 10 năm 2021, 79% sinh viên tốt nghiệp đại học cho biết việc học đại học mang lại cho họ nhiều cơ hội phát triển bản thân, 70% cho biết mở ra nhiều cơ hội việc làm và 65% cho rằng những kiến thức đã học được có thể ứng dụng trong môi trường làm việc. 

Đăng ký nhận tin

Liên hệ

Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

(+84) 98 2028 888

(+84) 98 5555 468

info@apusvietnam.com

© 2015 APUS Vietnam. All right reserved

FaceBookFaceBookYouTubeInstagramTikTokZalo
Đặt lịch tư vấn