Trở thành UX Designer/Product Manager khi học trái ngành?!

Ngày nay, khái niệm UX và UX Design được biết đến nhiều nhất trong những lĩnh vực công nghệ. Trong khi trong những ngành kinh doanh và lĩnh vực truyền thống, công việc thiết kế trải nghiệm thường được dàn trải ra nhiều bộ phận: âm thanh, ánh sáng, thiết kế nội thất, kiến trúc, etc., thì trước đây trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, trải nghiệm người dùng vẫn còn là lỗ hổng bên cạnh front-end developer và UI hay graphic designer. Càng ngày, các công ty công nghệ càng nhận ra tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng đối với sản phẩm của mình, và vì vậy công việc UX Design đang được lên ngôi và UX Designer được tích cực săn đón.

Nhiều học sinh (trong đó có những người đang học ở các trường Liberal Arts) muốn phát triển nghề nghiệp lâu dài trong lĩnh vực UX Design nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Câu chuyện của những cá nhân dưới đây sẽ gợi ý bạn một số hướng đi phù hợp.

  1. Với những người học về Báo chí/ Truyền thông

Khi còn học đại học, Patrick Kovacich từng nghĩ anh sẽ trở thành một phát thanh viên hay nhà sản xuất trong một studio nào đó sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ở vị trí hiện tại là nhà quản lý trải nghiệm người dùng tại AppFolio và nhìn lại những kiến thức mình đã học, anh không hề nuối tiếc khi lựa chọn chuyên ngành truyền thông và điều này giúp anh có được công việc hiện tại. Anh cho biết kinh nghiệm thu được từ hồi viết bài cho các tờ bích báo của trường Đại học đã giúp anh thích ứng linh hoạt khi tiếp xúc với lĩnh vực công nghệ, chịu được áp lực deadline luôn cận kề và tỉ mỉ với từng đầu việc được giao.

Kovacich cũng nhấn mạnh giá trị của những kỹ năng mềm anh đã được tôi luyện từ trường đại học. Sự tò mò, ham học hỏi, luôn nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều và kỹ năng giao tiếp tốt đã giúp anh rất nhiều khi làm việc trong mảng UX. Bên cạnh đó, chuyên ngành bậc Đại học giúp anh biết cách thu thập phản hồi của khách hàng để trình bày lại cho các đồng nghiệp, từ đó cải tiến các mẫu thiết kế phù hợp hơn với nguyện vọng của khách hàng.

Cuối cùng, anh cho rằng khả năng đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ được nguyện vọng của họ là chìa khóa dẫn tới thành công trong mảng UX. Đây là kỹ năng quan trọng anh đã học được khi học chuyên ngành báo chí và truyền thông và ứng dụng hiệu quả vào UX. Sự đồng cảm là yếu tố quan trọng giúp những người hoạt động trong mảng UX có thể hiểu và xây dựng sản phẩm phù hợp với đối tượng sử dụng. Kỹ năng này đã giúp anh phát triển các phần mềm đơn giản, dễ dùng và mang tính nhân văn trong công việc hiện tại.

  1. Với những người học về ngành nghệ thuật/ thời trang

Ivana Ristic từng là sinh viên khoa nghệ thuật, chuyên ngành thiết kế thời trang. Hiện nay thay cụm từ “thời trang” bằng “phần mềm” khi nói về công việc tại Teletrac Navman của mình. Theo cô, yếu tố con người càng trở nên quan trọng khi thiết kế bất cứ sản phẩm phần mềm .

Vậy mối liên quan nằm ở đâu? Cả hai lĩnh vực đều đòi hỏi cô kĩ năng tự đánh giá các sản phẩm của mìn. Vai trò hiện tại của cô đòi hỏi cô biết cách trình bày ý tưởng một cách hiệu quả, sau đó truyền tải ý tưởng đó đến nhóm thực hiện để lên mẫu sản phẩm.

Sau nhiều năm trong lĩnh vực thời trang, Ristic học lên Thạc sĩ nghiên cứu khách hàng. Chương trình này một lần nữa giúp cô tận dụng cả hai kỹ năng thiết kế (ở bậc Đại học) và phân tích dữ liệu (ở bậc thạc sĩ) để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Cô nhận thấy kiến thức về thiết kế thời trang giúp cô đưa ra những góc nhìn mới mẻ để nhóm của cô phát triển các sản phẩm UX. Cô cho rằng góc nhìn đa dạng là yếu tố quan trọng giúp mang lại những trải nghiệm có chiều sâu cho người dùng.

  1. Với những người nghiên cứu khoa học môi trường

Nhìn từ bên ngoài, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu khách hàng dường như không có nhiều mối tương đồng. Tuy nhiên, Katelyn Bennett, hiện đang làm trong mảng UX tại AppFolio đã chứng minh điều ngược lại.

Theo anh hai chuyên ngành này đều giúp người học rèn luyện hai kỹ năng: thiết kế và làm việc nhóm. Sứ mệnh của người học về môi trường là kết nối nhiều nhóm lợi ích xây dựng những sản phẩm hay dự án giúp môi trường sống trong lành hơn. Tương tự vậy, lĩnh vực UX cũng yêu cầu người làm phải thực sự thấu hiểu đối tượng mình đang phục vụ, đồng thời trau dồi những kỹ năng làm việc nhóm để tạo ra những sản phẩm vượt trội thoả mãn nhu cầu người dùng.

Trong quá trình làm việc, cô nhận ra điểm chung của hai chuyên ngành này là đối tượng họ hướng tới. Nếu đối tượng của chuyên ngành nghiên cứu môi trường là cộng đồng cư dân thành thị thì đối tượng của chuyên ngành UX là cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm. Để tạo ra những sản phẩm phù hợp, bên nào cũng cần những phản hồi và đánh giá từ “người dùng”.

Chuyên ngành phụ về viết lách cũng giúp đỡ Bennett nhiều trong công việc. Kỹ năng viết lãnh giúp tôi biết định hướng và thuyết phục độc giả sử dụng những sản phẩm của mình.  

  1. Với những người học về nhân chủng học/tâm lý học/ xã hội học

Michael Bloom là Giám đốc quản lý sản phẩm tại Teletrac Navman. Chuyên ngành ban đầu của anh là nhân chủng học, tâm lý học và xã hội học. Cả ba chuyên ngành này gần như chẳng liên quan đến những gì anh học ở chương trình thạc sĩ Phát triển và thiết kế sản phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế, các kiến thức đã học đã giúp anh nắm bắt thị trường và hiểu được tâm lý khách hàng muốn hoặc sẽ muốn mua gì trong tương lai, và đảm bảo sản phẩm bán ra thỏa mãn mong muốn của họ. Tâm lý học giúp Bloom hiểu thêm về tâm lý và hành vi khách hàng. Nhân chủng học dạy tôi kĩ năng quan sát môi trường và tiên lượng cả những vấn đề khách hàng chưa nhìn ra và từ đó định hướng thị hiếu tương lai cho họ trong quá trình sử dụng những sản phẩm công nghệ của chúng tôi. Và chuyên ngành xã hội học giúp anh có một cái nhìn bao quát, hiểu mối tương quan giữa con người và hệ sinh thái. Ví dụ, anh có thể hiểu được nguồn gốc của chiến lược định giá là rất quan trọng để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

  1. Với những người học về tâm lý học

Marwan Soghaier hiện đang là giám đốc phát triển sản phẩm. Theo Soghaier, nhu cầu của mọi người rất đơn giản nhưng suy nghĩ của họ lại phức tạp. Tấm bằng thạc sĩ tâm lý cho phép anh tháo gỡ những nút mắc trong suy nghĩ của khách hàng. Kiến thức trong trường Đại học giúp anh luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của họ.

Theo Soghaier, để tạo ra một sản phẩm phần mềm phù hợp nhất với người dùng, chuyên gia UX cần hiểu được môi trường xung quanh người tiêu dùng, thấu hiểu và đồng cảm với những khó khăn họ trải qua. Nói cách khác, sản phẩm UX là kết quả của quá trình thấu hiểu và giải quyết những khó khăn mà khách hàng gặp phải, từ đó đưa cho họ giải pháp phù hợp và tối ưu nhất. Đó là điều làm tôi cảm thấy hài lòng về nghề nghiệp của mình.