“Vận mệnh” của việc đặc cách “yếu tố sắc tộc” trong tuyển sinh Đại học
Vào ngày 31/10, tại Tòa án tối cao Mỹ đã diễn ra phiên tòa liên quan đến việc áp dụng chính sách “Affirmative action”- chống phân biệt đối xử trong quá trình xét tuyển tại hai trường Đại học lớn của Mỹ. Quyết định của phiên tòa sau hai vụ kiện này có thể thay đổi việc áp dụng chính sách này về lâu về dài.
“Affirmative action” còn được hiểu là chính sách đặc cách dành cho những nhóm sắc dân hay chủng tộc thiểu số. Mục đích là để bù đắp cho tình trạng phân biệt đối xử đã khiến những nhóm dân này chịu thiệt thòi.
APUS xin tóm tắt lại về hai vụ kiện và phán quyết của tòa án như sau:
Sự việc thứ nhất liên quan đến việc Đại học Bắc Carolina bị cáo buộc phân biệt đối xử trong quá trình tuyển sinh đối với các ứng viên da trắng và châu Á; điều này cũng xảy ra tương tự tại Đại học Harvard. Tiền lệ hơn 40 năm về việc hợp pháp trong tuyển sinh dựa trên sắc tộc đã bị các nguyên đơn yêu cầu bãi bỏ. Còn gần đây nhất vào 2016, Tòa án Tối cao tiếp tục khẳng định việc này là hợp pháp, tuy nhiên ngày này nhiều người vẫn mong đợi quyết định đảo ngược chính sách này từ Tòa án Tối cao.
Sự việc thứ hai là ở trường Y khoa Đại học California tại Davis. Trường này đã dành 16 suất trong số 100 sinh viên mỗi lớp cho các nhóm ứng viên thuộc nhóm thiểu số. Trường đã hai lần từ chối Allan Bakke – một ứng viên da trắng nộp đơn vào trường cho dù điểm đầu vào của thí sinh này cao hơn điểm của những ứng viên đến từ những nhóm thí sinh thiểu số khác. Bakke đã kiện trường vì vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng và Đạo luật Dân quyền. Tòa án Tối cao đã đưa ra phán quyết rằng trường có thể đưa yếu tố sắc tộc vào trong tuyển sinh nhưng không được đưa ra chỉ tiêu sẽ tuyển bao nhiêu ứng viên thiểu số vào học mỗi năm. Việc loại trừ ứng viên vì họ không nằm trong nhóm “sắc tộc được ưu tiên” được coi là phân biệt.
Sau trường hợp của Bakke, các trường bắt đầu tinh chỉnh việc đưa yếu tố vào quy trình tuyển sinh của trường mình. Nhưng sau này, do có quá nhiều vụ kiện tương tự xảy ra, Tòa án Tối cao tiếp tục tái khẳng định chỉ nên xem yếu tố sắc tộc là “một trong nhiều yếu tố” trong quá trình tuyển sinh toàn diện (holistic review) và các trường không được phép đưa ra hạn mức tuyển sinh cụ thể nào cho các nhóm sắc tộc được ưu tiên này.
Yếu tố đặc cách sắc tộc đang được các trường áp dụng thế nào trong quá trình tuyển sinh toàn diện của mình (Holistic review Process)?
Quy trình tuyển sinh “toàn diện” được hiểu là quy trình xem xét nhiều khía cạnh trong hồ sơ: từ phần học thuật đến các hoạt động ngoại khóa, cho đến hoàn cảnh/môi trường mà thí sinh sinh ra và lớn lên. Do vậy, các yếu tố như tính sắc tộc, môi trường giáo dục và gia đình, nơi ở, tài năng, sở thích và những trải nghiệm độc đáo mà thí sinh sở hữu đều được xét như một phần của hồ sơ và giúp cho hội đồng tuyển sinh có thể dự đoán được tiềm năng và cơ hội mà mỗi thí sinh có thể đạt được trong tương lai.
Cụ thể hơn, cụm từ “tuyển sinh toàn diện” được thể hiện rất rõ trong quá trình tuyển sinh của các trường và được đề cập trên các chuyên trang tuyển sinh của họ.
Ở Stanford, “Mỗi phần trong hồ sơ giống như một mảnh ghép cho chúng tôi hiểu về một phần con người của bạn. Phần này thì cho chúng tôi biết về nền tảng và kinh nghiệm sống của bạn, phần khác lại cung cấp về môi trường học thuật và thành tích học tập của bạn. Còn bài luận giúp chúng tôi tìm hiểu về ý tưởng và sở thích của bạn cũng như những điều có ý nghĩa đối với bạn. Mỗi năm, trường chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra một lớp học bao gồm những thí sinh sở hữu nền tảng, kinh nghiệm, tài năng, sở thích học thuật và góc nhìn khác biệt về thế giới xung quanh họ. Điều này giúp chúng tôi dự đoán được về mức độ phát triển và khả năng tạo ra ảnh hưởng của bạn trong tương lai và làm thế nào Stanford có thể giúp bạn phát huy được điều này.”
Một số trường còn đưa ra những câu hỏi luận phụ để giúp họ hiểu hơn về hoàn cảnh và danh tính của từng thí sinh:
Khi Tòa án Tối cao hạn chế hoặc không cho phép yếu tố sắc tộc trong quá trình xét tuyển, những cơ sở giáo dục nào sẽ bị ảnh hưởng?
Hiện giờ có chín tiểu bang bao gồm California, Florida và Michigan không cho phép áp dụng chính sách này trong quá trình tuyển sinh vào các đại học công lập của những tiểu bang này. Phán quyết của Tòa án Tối cao sẽ ảnh hưởng đến những trường cao đẳng và đại học tư thục có tính chọn lọc cao (những trường nhận chưa đến 20, 25% lượng ứng viên nộp vào).
Vậy làm cách này để những trường sẽ bị ảnh hưởng này có thể tăng cường sự đa dạng trong cộng đồng sinh viên của mình?
Một loạt sáng kiến được đưa ra để tăng cường tính đang dạng trong tuyển sinh.
Các trường cao đẳng và đại học tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận các học sinh đến từ các gia đình thu nhập thấp và các nhóm thiểu số qua các tổ chức cộng đồng như Questbridge. Một số trường thuộc tiểu bang Texas, California và Florida cho phép ứng viên trong bang đủ điều kiện được tự động ghi danh vào các trường cao đẳng và đại học công lập tại các bang này.
Ngoài ra, các trường Đại học thu thập các dữ liệu tuyển sinh từ các tổ chức như College Board để xác định những ứng viên đến từ các gia đình thu nhập thấp hoặc là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. College Board sử dụng dữ liệu điều tra dân số để cung cấp cho văn phòng tuyển sinh các trường sáu chỉ số chính liên quan đến cơ hội và kết quả giáo dục của học sinh: trình độ học vấn của người trong gia đình, cấu trúc hộ gia đình, thu nhập trung bình, nhà ở, trình độ học vấn và lịch sử phạm tội. Các trường cũng chú trọng đến trải nghiệm cá nhân hơn là điểm kiểm tra chuẩn hóa trong và sau thời gian đại dịch.
Trước những phán quyết từ Tòa án Tối cao, các trường cao đẳng và đại học hàng đầu ở Mỹ đang tìm ra những giải pháp phù hợp để tuyển chọn được những ứng viên phù hợp và xứng đáng nhất.
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved