Viết cho “Người Ở Lại”

Viết cho “Người Ở Lại”
Lại Một Mùa Apply Đại Học Mỹ Trôi Qua …
Với các em được nhận vào “Dream School” của mình, thầy xin được chúc mừng các em cùng gia đình, mong các em giữ vững động lực, để không ngủ quên trên chiến thắng và tiếp tục gặt hái thành công …
Với các em được nhận vào bất kể trường Đại học nào ở Mỹ (thậm chí ở bất cứ quốc gia nào khác), dù không đạt như kỳ vọng, song thầy mong các em nhớ là mình đã may mắn hơn bao người, để từ đó vững tin bước tiếp trên con đường du học cùng lập nghiệp, nơi mà xuất phát điểm không có nhiều ý nghĩa cho một chặng đua rất dài …
Song thầy xin được dành bài viết này cho “Người Ở Lại”: những kẻ từng mộng mơ hoài bão, chợt bần thần tỉnh giấc, bỗng trĩu nặng là những lo lắng về một tương lai (tưởng chừng) bất định …
Các em à, xin đừng ngại hay xấu hổ, cứ khóc thật to hoặc giam mình trong bóng tối, bởi cái thú vị của tuổi trẻ là được phép mắc lỗi, thoải mái sai lầm, để tự nhủ sẽ cố gắng nhiều hơn, tiếp tục ấp ủ những hy vọng, từ đó mà dần thỏa mãn với con đường mà tạo hóa đã sắp xếp, bình thản ngẫm về tương lai, bởi phía cuối đường hầm thảm họa là tia sáng cơ hội, để làm lại từ đầu, đập đi mọi thứ, tự do suy nghĩ, và quyết liệt hành động…
Bởi sự thật, đằng sau vẻ hào nhoáng của những bằng cấp, bề dày kinh nghiệm, hay con số rất khủng, là một người thầy đã từng quằn quại trong oán hận và nước mắt, trách cuộc đời sao quá oan nghiệt, ngập ngụa bởi thất bại trộn lẫn bất hạnh, trải một cách “thật công bằng” từ trước –  trong – cho tới sau Đại Học, đến nỗi ám ảnh quá mà lấy email là “Tryinvain85”, và “lên đồng” khi phát tán tư tưởng bi quan tột cùng về quá trình Apply du học Mỹ cách đây đúng 10 năm ( https://web.archive.org/web/20130905111657/http://colleges4vn.org/blog/1/age-optimism-classic )…
Sống trong một Xã hội Việt tôn sùng “bề mặt”, nơi thành công được quy chụp bằng “Điểm số”, “Trường Đại Học”, đến sau này là “Chỗ làm việc”, “Thu nhập”, “Tài sản” hay “Địa vị”, thì cách suy nghĩ hợp lý không phải là Phủ nhận Phần Nổi của Tảng Băng, mà nên hiểu rằng bên dưới nó là Phần Chìm To Bự, để từ đó hiểu và tôn trọng những “Giá Trị Vô Hình” của người khác, song quan trọng nhất, là để chúng ta vững tin trau dồi và gìn giữ Phần Chìm của bản thân mình, học cách nhẫn nhịn và thờ ơ với những thứ bóng bẩy, đợi một ngày đại dương dậy sóng, lật tung Phần Nổi, đảo ngược Phần Chìm …
Trên thực tế, Chiến thắng hay Thất Bại chỉ đơn thuần là Dấu Chấm Hết cho một Quá Trình Miệt Mài Bền Bỉ, song cũng bởi chúng ta quá chú tâm đến kết quả Thành Bại, và một phần vì kí ức về cảm xúc con người quá lệch lạc: rút cục chỉ xoay quanh i) Điểm kết thúc & ii) Thời khắc “Đỉnh Điểm” hay “Thoái Trào”, khiến xóa nhòa những giây phút vô giá đã giúp chúng ta trưởng thành, chối bỏ các thành tựu mà chúng ta từng hoan hỉ, và nguy hiểm nhất, là đẩy niềm tin của chúng ta vào vực sâu không lối thoát…
#EverythingIsRelative
Vâng, Giấc mơ Du học Mỹ là điều rất đẹp và cũng rất đáng tiếc, song cái gì đẹp tất yếu sẽ khó và đi kèm rủi ro, kiểu như mua sổ xố vậy, trượt FIRST TIME thì có thể mua thêm GAP YEAR khi thực sự sống chết vì nó, hoặc lựa chọn những trò “cờ bạc” dễ dàng hơn như tung xúc sắc hay đồng xu, song tuyệt đối nên nhớ là, không để mình bị “KẸT” giữa tương lai và quá khứ, gạt tâm trạng đổ thừa cho Hoàn cảnh hay Bất công Xã hội, mà ngày ngày cố gắng vực lại Hiện tại của chính mình…
Nghĩ cho cùng, nếu có muôn vàn đường tới thất bại, thì cũng có muôn cách để thành công, vì cùng lắm là đổi Định Nghĩa của Thành Công …
Lời cuối dành cho “Người Ở Lại”:
“Forget Your Dream School – Make Your Own School of Dreams !!!”
Nguồn: Trần Việt Hưng