Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đại học, bên cạnh những câu hỏi thông thường như “Tại sao em muốn theo học tại trường chúng tôi?”, các thí sinh còn có thể được hỏi thêm nhiều câu hỏi thú vị khác. Những câu hỏi này còn đánh thức khả năng sáng tạo và tư duy độc đáo của các thí sinh, để từ đó trường có thể hiểu sâu hơn về cá tính của các em và mức độ phù hợp với trường.
Ở bài viết này, APUS sẽ giới thiệu một số phương pháp hiệu quả để các em học sinh có thể tiếp cận những đề luận tuy vắn, mà “xoắn”.
University of Chicago
Đề bài: We’re all familiar with green-eyed envy or feeling blue, but what about being “caught purple-handed”? Or “tickled orange”? Give an old color-infused expression a new hue and tell us what it represents.
University of Chicago luôn tiên phong với những câu hỏi luận phụ đánh thức sự sáng tạo và cá tính của từng thí sinh. Ở đề bài trên, các thí sinh cần đi sâu khai thác những ý nghĩa ẩn sau những “sắc thái màu sắc”, đặc biệt trong việc biểu đạt cảm xúc và suy nghĩ. Đây là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, suy nghĩ theo hướng “trừu tượng” và chứng minh năng lực kết nối các khái niệm thường không được liên kết với nhau. Câu hỏi này không chỉ thuần túy về tính sáng tạo, mà còn cho học sinh thấy được những giá trị mà Đại học Chicago tìm kiếm từ sinh viên tương lai của mình.
Gợi ý từ APUS:
Dù đề bài có tính mở, quan trọng là câu trả lời của em phải thể hiện được cá tính, quan điểm và các đặc điểm cá nhân. Các em có thể suy ngẫm về những cảm xúc, trải nghiệm hoặc ý tưởng tạo cho em nhiều cảm xúc mạnh mẽ nhất. Sau đó, hãy tưởng tượng xem một màu sắc cụ thể có thể tượng trưng cho cảm xúc hoặc ý tưởng đó như thế nào. Đề bài này là cơ hội để người viết thể hiện sự sáng tạo và cách em nhìn nhận thế giới một cách độc đáo, vì vậy các em không nhất thiết phải làm cho câu trả lời trở nên quá sâu sắc hoặc phức tạp. Hãy bóc tách các lớp vỏ để tìm ra một điều gì đó đơn giản và gần gũi nhất với mình để bắt đầu đặt bút viết.
Harvard University
Đề bài: Top 3 things your roommates might like to know about you.
Đề bài này mang tính độc đáo cả về hình thức lẫn nội dung: thí sinh chỉ có 150 từ để trình bày về ba vấn đề. Hãy cân nhắc sử dụng một hình thức khác với bài luận truyền thống hoặc câu trả lời ngắn, chẳng hạn như một danh sách gạch đầu dòng hoặc một bức thư ngắn. Điều quan trọng cần lưu ý là những điều các em muốn bạn cùng phòng của mình biết về bản thân mình không nhất thiết phải trùng với những gì em muốn bộ phận tuyển sinh phải hiểu. Mục đích của đề bài là để khám phá những đặc điểm và tính cách riêng biệt của em, những gì làm em trở nên đặc biệt, ngoài thành tích học thuật và bên ngoài học thuật?
Gợi ý từ APUS:
Hãy thoải mái thể hiện bản thân mình một cách sáng tạo. Các em có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân mình: Bạn bè em sẽ nói gì về em? Gia đình em thường mang ra những câu chuyện nào để nói về em và tính cách của em? Em cũng có thể tìm ra vài ba thói quen hàng ngày của mình mà người bạn cùng phòng sau này của em sẽ cần biết. Dù đây có thể là những thói quen hàng ngày (chẳng có gì mới” nhưng nếu em có khả năng nối chúng với những ý niệm sâu sắc đằng sau và kết nối chúng lại để thể hiện rõ con người mình trước người bạn cùng phòng tương lai, bài viết của sẽ đọng lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc.
University of Pennsylvania
Đề bài: Write a short thank-you note to someone you have not yet thanked and would like to acknowledge.
Khác với dạng bài luận truyền thống, bài luận bổ sung này yêu cầu em viết một bức thư dài chừng 150-200 từ. Thử thách ở đây là em phải khéo léo thể hiện bản thân mình, những phẩm chất độc đáo và những giá trị em trân trọng, mà không khiến bức thư trở nên quá “khoe khoang” hay gượng ép.
Gợi ý từ APUS:
Khi chọn người nhận thư, hãy nghĩ về những mối quan hệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến em trong thời gian học trung học. Em có thể chọn viết thư cho một người đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời em sẽ giúp Ban tuyển sinh hiểu rõ hơn về sự phát triển cá nhân của em và những mối quan hệ có ý nghĩa đã định hình nên con người em. Đề bài này cho phép em thể hiện cảm xúc và tình cảm thật sự của mình, và đặc biệt lòng biết ơn thật sự của mình đến ai đó.
Nội dung bức thư có thể xoay quanh những tác động mà họ đã có đối với em, những điều em đã học được từ họ và cách họ đã ảnh hưởng đến con đường của em. Ví dụ, nếu em viết thư cảm ơn một giáo viên, đừng chỉ nói rằng họ đã giúp em học giỏi hơn, mà hãy giải thích thật chi tiết cách mà người giáo viên đó đã động viên em, mang lại cho em sự tự tin để theo đuổi đam mê của mình. Bằng giọng điệu chân thành, và những từ ngữ chân thật, chi tiết, em sẽ giúp bức thư của mình chạm đến trái tim người đọc.
University of Notre Dame
Đề bài: What compliment are you most proud of receiving, and why does it mean so much to you?
Đề bài này đặc biệt vì cho phép học sinh chia sẻ điều gì đó về em, cách suy ngẫm về lời nói của người khác, và chỉ gói gọn trong 50-100 từ.
Gợi ý từ APUS:
Để trả lời tốt chủ đề này, các em nên tập trung vào những biến chuyển trong tâm lý của mình khi nhận được lời khen đó và tại sao lời khen đó thực sự quan trọng đối với em. Đây không phải là dịp để em “liệt kê” hết thảy về thành tích của mình, mà là dịp để các em thể hiện những giá trị thực sự quan trọng đối với bản thân. Vì vậy, các em hãy suy nghĩ để lựa chọn ra lời khen thật sự phản ánh đúng con người em và những gì em trân trọng. Lời khen có thể liên quan đến tính cách, tinh thần làm việc, lòng tốt, sự sáng tạo, hoặc bất kỳ phẩm chất nào mà em đánh giá cao. Lời khen không cần phải đến từ ai đó có, mà có thể chỉ là một điều nhỏ nhưng có ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu sắc với em, hoặc đặc biệt hơn vì nó đến từ một người mà các em không ngờ tới. Hãy giới thiệu ngắn gọn bối cảnh của lời khen và điều quan trọng nhất là những suy ngẫm của em về ý nghĩa lời khen đó, để từ đó giúp em hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Stanford University
Đề bài: List five things that are important to you.
Sự đơn giản của đề bài này chính là điều khiến nó trở nên thách thức. Stanford đưa ra một danh sách những câu hỏi nhỏ và ngắn chỉ với 50 từ cho mỗi câu và trong số lượng từ “hạn chế” như vậy, học sinh sẽ truyền tải điều gì ý nghĩa về bản thân mình. Đề bài của trường này cũng không yêu cầu cụ thể những “điều” mà thí sinh phải viết. Năm “điều đó” có thể là một vật phẩm, một ý tưởng, một khái niệm, hay thậm chí là một sở thích. Dù các em chọn gì, những câu hỏi ngắn gọn nhu năm điều này nên thể hiện rõ hơn về bản sắc, giá trị và ưu tiên của cá nhân aem.
Gợi ý từ APUS:
Hãy thử suy nghĩ xem những điều quan trọng nhất đối với em. Đó có thể là một giá trị, một hoạt động, một con người, một địa điểm, hoặc một khái niệm trừu tượng. Điều quan trọng là chọn những yếu tố mà khi kết hợp lại, sẽ tạo nên một bức tranh toàn diện về con người em. Ví dụ, em có thể chọn một vật cụ thể như “chiếc nón lá từ mẹ” cùng với một khái niệm như “tinh thần trách nhiệm.” Đề bài này không đòi hỏi những câu văn dài dòng hay phức tạp mà cần nhất là cách thể hiện rõ ràng và chân thành về những gì cá nhân em trân trọng. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng khi chọn lựa, và dùng cơ hội này để thể hiện sự sáng tạo và những giá trị cốt lõi của bản thân em.
Những bài luận tốt nhất thường là những bài sáng tạo, độc đáo và bất ngờ. Vậy nên, APUS khuyên các em nên bắt đầu sớm và dành thời gian để phác thảo và chỉnh sửa bài luận để tạo dấu ấn riêng của chính mình.
Các em học sinh có thể tìm đến những chuyên gia chuyên hướng dẫn luận kỳ cựu tại APUS để có thể nhận được lời khuyên hữu ích trong việc tìm kiếm ý tưởng và phát triển nội dung các bài luận phụ giúp mình tạo ra những “điểm nhấn riêng” và có “điểm chạm” giữa mình và trường mình yêu thích nhé.
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved