Chính thức gỡ bỏ yếu tố sắc tộc trong tuyển sinh Đại học Mỹ

Vào ngày 29/6/2023 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã đưa ra phán quyết rằng chính sách hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số (affirmative action) của đại học Harvard và University of North Carolina (UNC) đã vi phạm vi hiến của Mỹ. 

Michael Young, giáo sư luật tại ĐH Texas A&M, nói nếu Tòa tối cao Mỹ bác affirmative action thì tác động sẽ rất lớn. “Chính sách này có trong rất nhiều chương trình tuyển dụng, các dự án của nhà nước, sở cảnh sát… và đã từng tranh cãi nhiều ở tòa. Phán quyết [bác chính sách này] sẽ khiến tất cả bị lật lại”. 

Theo US News, việc cấm hoàn toàn có thể sẽ tác động nhất định tới sự đa dạng của số sinh viên xét tuyển. Một nghiên cứu năm 2020 tại 19 ĐH công từng cấm affirmative action từ những năm 1990 cho thấy tỷ lệ sinh viên da màu, Latin và người bản địa tại các trường này từ chỗ thấp hơn khoảng 11,2% so với tỉ lệ chung của bang đã thấp hơn 13,9% ngay sau lệnh cấm và 14,3% vào năm 2015. “Đặc biệt ở những trường cạnh tranh rất cao, như UNC và Harvard, trong nhóm những ứng viên rất chất lượng thì sắc tộc có thể là yếu tố sẽ giúp sinh viên được nhận” – Natasha Warikoo, giáo sư về nhân chủng học tại Đại học Tufts, nói.

Với các nhóm sắc tộc như da màu hay Mỹ Latin, việc bác bỏ affirmative action có thể sẽ đảo ngược quá trình “đa dạng hóa” mà nhiều trường đã thực hiện từ những năm 1960 tới nay. Tuy nhiên, theo tổ chức Sinh viên vì sự tuyển chọn công bằng (SFFA), việc đảo ngược này có thể sẽ giúp cho những sinh viên gốc Á có thêm nhiều cơ hội vào những trường Ivy như Harvard hay UNC.