28th March, 2021
Thiếu kinh nghiệm thực tiễn cùng với lỗ hổng kiến thức giữa chương trình đào tạo trên trường và môi trường làm việc thực tế là hai yếu tố chính khiến sinh viên mới ra trường không thể chạm tay vào những công việc mơ ước dù tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng. Đây là nhận định đến từ nhiều nhà tuyển dụng đến từ thung lũng Silicon Valley.
1. Điều gì thực sự giúp bạn chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính?
Trước đây, hầu hết các công việc trong lĩnh vực công nghệ như kỹ sư phần mềm, nhà phát triển phần mềm, kỹ sư hệ thống, nhà phân tích hệ thống máy tính, nhà phát triển web, kiến trúc sư mạng máy tính, nhà phân tích bảo mật thông tin và quản trị hệ thống dữ liệu đều yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về khoa học máy tính, kỹ thuật điện hoặc những lĩnh vực liên quan như kỹ thuật máy tính.
Tuy nhiên, ngày nay, các công việc được trả lương cao trong lĩnh vực công nghệ không chỉ đòi hỏi bằng cấp. Thay vào đó, họ thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc thực tế, như kiến thức về quy trình phát triển phần mềm và kinh nghiệm thực tế.
Ví dụ: một bài đăng tuyển gần đây cho vị trí kỹ sư phát triển phần mềm yêu cầu bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về khoa học máy tính hoặc một chuyên ngành liên quan; kiến thức về các quy trình và ngôn ngữ kỹ thuật phần mềm; quen thuộc với các khái niệm lập trình mạng; kinh nghiệm thực tập về các dự án về mã nguồn phức tạp, hay có kiến thức về “hệ thống phân tán” và “dữ liệu lớn – big data”,…
Tương tự, vị trí kỹ sư phần mềm yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan, sẵn có từ một hoặc hai năm kinh nghiệm lập trình; có kỹ năng ước tính thời gian phát triển sản phẩm cũng như đàm phán, quản lý xung đột,…
Tuy nhiên, những gì mà các chương trình trong trường Đại học cung cấp thường không đáp ứng toàn bộ yêu cầu thực tế trong công việc của các nhà tuyển dụng.
Theo hướng dẫn về chương trình giảng dạy khoa học máy tính cho bậc đại học được phát triển bởi The Joint Task Force on Computing Curricula of the Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE) và Computer Society and the Association for Computing Machinery (ACM) – hai tổ chức chuyên môn trong công nghệ, 1/3 các khóa học cốt lõi nên được đào tạo về nguyên tắc cơ bản trong phát triển phần mềm, kỹ thuật phần mềm, cũng như các vấn đề xã hội và thực hành. Tuy nhiên, nhiều trường học không kết hợp các kỹ năng mềm như giao tiếp, thiết kế hoặc đào tạo qua dự án vào chương trình giảng dạy chính mà thay vào đó lại là các môn tự chọn. Họ cũng không yêu cầu kinh nghiệm thực tập, làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc tham gia hackathons – những cuộc thi phát triển phần mềm. Trong khi đó, đây là những hoạt động các công ty công nghệ cực kỳ mong muốn ứng viên của mình thực hiện. Vì vậy, ngay cả những sinh viên ở “top schools” cũng gặp bất lợi rõ rệt trong quá trình tìm kiếm việc làm.
2. Cách biệt trong chương trình giảng dạy
Nhiều chương trình giảng dạy về khoa học máy tính ở bậc đại học, bao gồm cả những chương trình được xếp hạng hàng đầu ở Hoa Kỳ, vẫn chỉ tập trung vào các môn học về nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật và toán học.
Ví dụ, hầu hết các khóa học cần thiết để lấy bằng cử nhân Khoa học Máy tính tại Đại học Carnegie Mellon (CMU), một trong những nguồn tuyển dụng hàng đầu cho các gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon, đều về các nguyên tắc cơ bản của khoa học máy tính; toán học và xác suất; kỹ thuật và khoa học đời sống. Chương trình có cung cấp các môn học thực tế ứng dụng như nền tảng của kỹ thuật phần mềm, hệ thống phần mềm, thiết kế và triển khai hệ điều hành cũng như mạng máy tính,… nhưng đây chỉ là các môn tự chọn, không bắt buộc sinh viên tham gia.
Tương tự, Đại học California, Berkeley, một ngôi trường top đầu khác về khoa học máy tính, cũng cung cấp các khóa học về thiết kế hay giới thiệu về công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning), nhưng sinh viên không bắt buộc phải tham gia các khóa học này.
Vì vậy, ngay cả ở những trường tốt nhất, sinh viên vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Điều này dễ xảy ra hơn đối với sinh viên quốc tế – những người ít mở rộng mối quan hệ, không có người hướng dẫn tư vấn định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Mặc dù các trường có thể cung cấp một số khóa học cần thiết giúp sinh viên nắm được những điều kiện cơ bản để vào các công ty công nghệ, nhưng trường không đưa hướng dẫn vào trong các chương trình học, sinh viên sẽ khó đảm bảo được những yêu cầu từ nhà nhà tuyển dụng.
3. Cách biệt trong thực tế công việc
Sự cách biệt giữa yêu cầu công việc và bằng cấp cũng dựa trên kinh nghiệm làm việc. Trải nghiệm thực tế tại các công ty không bắt buộc phải có trong các chương trình học tại các trường Đại học. Điều này trở thành một trở ngại đối với sinh viên quốc tế.
Tóm lại, khoảng cách giữa bằng cấp và thực tế công việc là một khoảng cách lớn cần sớm được thu hẹp. Do vậy, thay vì bằng mọi giá đầu tư cho con trường tốt (tương đương thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng của USNews), hãy cân nhắc kỹ các yếu tố khác cùng khả năng của con và năng lực tài chính của gia đình để có lựa chọn tốt nhất mà vẫn đảm bảo được đầu ra như ý.
Liên hệ
Tầng 16, Tòa nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
(+84) 98 2028 888
(+84) 98 5555 468
info@apusvietnam.com
© 2015 APUS Vietnam. All right reserved