Chân dung những ứng viên quốc tế nộp hồ sơ đại học Mỹ những năm gần đây

Nhiều năm trở lại đây, trường Mỹ rất cởi mở chào đón các ứng viên quốc tế từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,… Ngoài lợi ích về mặt tài chính, các sinh viên này mang đến những góc nhìn mới mẻ cho các sinh viên bản xứ.

Một báo cáo từ tổ chức The Common App đã thống kê về quốc tịch người nộp hồ sơ, thời điểm nộp hồ sơ, điểm thi, và số lượng trường các ứng viên nộp và đưa ra kết luận rằng số lượng hồ sơ ứng viên quốc tế, đến từ ngoài Mỹ đã tăng đáng kể.  

Trong giai đoạn 2014– 2015 và 2021–2022, số lượng ứng viên quốc tế nộp đơn qua Common App đã tăng 63%, từ 31.456 lên 51.426 và tiếp tục tăng ổn định. Và ngay cả trong đại dịch thời điểm năm 2020–2021 và 2021–2022, các trường Mỹ tiếp tục chức kiến số lượng hồ sơ nộp vào trường họ tăng đột biến khoảng 61%. Như vậy, trung bình mỗi năm số lượng hồ sơ quốc tế nộp vào Mỹ tăng khoảng 5%.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nhiều các ứng viên nộp đơn đăng ký nhất. Kể từ năm 2014–2015, tổng số ứng viên Trung Quốc tăng 26% tương đương 12.113 hồ sơ, trong khi số lượng từ Ấn Độ tăng 130% tương đương 6.253 hồ sơ. Các quốc gia còn lại có số lượng ứng viên quốc tế lớn nhất trong năm 2021–2022 bao gồm Canada (3.080), Pakistan (2.267), Hàn Quốc (1.983), Thổ Nhĩ Kỳ (873), Nepal (863), Nigeria (822), Singapore (815) và Đài Loan (706).

Ngày càng có nhiều ứng viên quốc tế là nữ đăng ký vào các trường đại học Mỹ nhưng nếu chỉ dựa theo thống kê hồ sơ nộp qua Common App, thì chỉ có 37% ứng viên nữ nộp đơn từ Pakistan, 39% từ Nepal, 43% từ Ấn Độ và 44% từ Đài Loan và Singapore. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tổng hồ sơ là nữ nộp qua Common App (56%).

NHỮNG KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý

34% người đăng ký qua Common App là sinh viên đại học thế hệ đầu tiên; 8% từ Singapore, 9% từ Hàn Quốc, 10% từ Thổ Nhĩ Kỳ và 40% từ Nepal. Con số này cao gấp bốn lần so với các ứng viên đến từ Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Common App không hỏi ứng viên về thu nhập của gia đình nhưng khi khai hồ sơ qua hệ thống này, các ứng viên có thể chọn mục miễn nộp lệ phí ứng tuyển và có đến 27% trong tổng số này đủ điều kiện được miễn. Trong số này có 88% từ Nepal, 66% từ Pakistan, 49% từ Nigeria, 1% từ Đài Loan, và chỉ 3% tổng cộng đến từ Hàn Quốc, Singapore và Canada. Những ứng viên nộp đơn ở Nepal có khả năng được miễn nộp lệ phí cao hơn 20-80 lần so với những người nộp đơn ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hoặc Canada. Những khác biệt này có thể phản ánh sự chênh lệch đáng kể về nguồn tài chính của sinh viên đăng ký qua Common App đến từ các quốc gia này. 

Ngoài ra, số lượng hồ sơ nộp vòng ED (Early Decision) cũng cho thấy tiềm lực tài chính của mỗi ứng viên quốc tế. Thông thường những những ứng viên khá giả có nhiều khả năng nộp hồ sơ ở vòng sớm hơn vì không phải lo lắng về các gói hỗ trợ tài chính đến từ trường. Khoảng 13% ứng viên nộp qua Common App sẽ chọn nộp ED vào năm 2021–2022. Rất đông các ứng viên đến từ Trung Quốc (khoảng 65%) đã chọn nộp ED.

Bên cạnh đó, việc nộp điểm SAT hoặc ACT sớm cũng là tín hiệu cho thấy được khoảng cách thu nhập của các ứng viên quốc tế khi nộp hồ sơ vào Mỹ. Trong số những ứng viên nộp hồ sơ qua Common App năm 2021-2022, 44% đã nộp điểm SAT/ACT và dưới đây là thống kê của một số ứng viên quốc tế nộp điểm thi: 

Tên nước % Khai điểm SAT/ACT ít nhất một lần trong hệ thống
China 19%
Canada 26%
Nepal 35%
Pakistan 38%
India 43%
Nigeria 47%
Singapore 51%
Turkey 53%
Taiwan 57%
South Korea 58%

NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI”

Theo đại diện của CommonApp ông Preston Magouirk, đây là lần đầu tiên Common App phân tích các dữ liệu các ứng viên quốc tế nộp vào Mỹ và thông qua hệ thống CommonApp. Những phân tích này sẽ giúp các trường Mỹ và ứng viên có một góc nhìn rõ ràng hơn về tình hình tuyển sinh hiện nay của Mỹ.