Tuyển trợ lý nghiên cứu Chi Nguyen’s Global Research Lab

Đăng ký tham gia tại: apusvietnam.com/dang-ky-hdnk/
Chi Nguyễn là chủ nhân của blog The Present Writer. Sau một thời gian dài suy nghĩ, chị quyết định sẽ thành lập một phòng nghiên cứu độc lập (Chi Nguyen’s Global Research Lab) chuyên về các vấn đề bình đẳng giáo dục ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhóm nghiên cứu sẽ có quy mô nhỏ (5-7 bạn) để đảm bảo chất lượng đào tạo, trao đổi, nghiên cứu được tốt nhất. Nhóm hoạt động theo lịch học thuật ở Mỹ với 3 học kỳ: Thu, Xuân, Hè.
Đây là chương trình đào tạo HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ nhưng có giá trị tương đương với những khóa học nghiên cứu cao cấp ở Mỹ (lên tới hàng chục ngàn đô-la). Các bạn sẽ được đào tạo “thực chiến” thông qua quá trình cộng tác những dự án nghiên cứu cho chị làm chủ nhiệm đề tài và sẽ có cơ hội đứng tên đồng tác giả các xuất bản khoa học trên tạp chí uy tín thế giới. Nhưng quan trọng hơn, chị mong muốn qua chương trình này, đào tạo một lớp học giả tài năng người Việt, mang đến ảnh hưởng tích cực tới cho cộng đồng, góp phần khép lại khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục.
📌 Nhiệm vụ & Quyền lợi
– Làm trợ lý nghiên cứu cho những dự án về giáo dục. Vị trí này không trả lương, mà qua cộng tác dự án, bạn sẽ có cơ hội học nghiên cứu (project-based learning) như một nghiên cứu sinh tập sự. Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng miễn phí và được trao cơ hội cơ hội cộng tác xuất bản quốc tế.
– Công việc hoàn toàn remote (có thể làm ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào), thời gian cam kết khoảng 10-15 tiếng/tuần.
– Báo cáo công việc hàng tuần và nhận feedback từ Chi và nhóm để hoàn thiện, tối ưu hơn. Cách 2 tuần sẽ có một buổi họp hoặc một buổi đào tạo kỹ năng nghiên cứu, áp dụng ngay vào nghiên cứu đang thực hiện
– Tham gia các công việc liên quan đến nghiên cứu: đọc, tóm tắt, phản biện các nghiên cứu đã xuất bản; thu thập, phân tích dữ liệu (định lượng/định tính), viết báo cáo nghiên cứu phục vụ cho thuyết trình hội thảo và xuất bản khoa học
– Năm đầu trong lab, bạn sẽ làm với số liệu và đề tài của Chi cung cấp. Từ năm thứ hai trong lab trở đi, bạn có thể gợi ý đề tài nghiên cứu, số liệu riêng của bạn để Chi và nhóm cân nhắc thực hiện
– Tham gia nghiên cứu sẽ được credit tên và vai trò trong phần ghi nhận (Acknowledgement) của xuất bản
– Nếu tham gia viết từ 25% bài báo trở lên sẽ được đứng tên đồng tác giả, vị trị đồng tác giả tùy vào đóng góp ở bản thảo cuối cùng và với sự trao đổi cùng chủ nhiệm đề tài
📌 Yêu cầu & Tiêu chí:
– Trình độ: Có bằng cao học hoặc đang theo học các chương trình cao học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) các ngành liên quan đến Giáo dục hoặc Khoa học Xã hội
– Đã từng được đào tạo cơ bản về phương pháp nghiên cứu (định lượng/định tính), biết cách tổng hợp tài liệu khoa học, đọc được các tài liệu khoa học bằng tiếng Anh chuyên ngành.
– Ngôn ngữ: Thành thạo cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) ở cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cần sử dụng được tiếng Anh học thuật (academic English). Khả năng viết tiếng Anh cần đặc biệt xuất sắc—trình độ tiệm cận hoặc tương đương với người bản ngữ.
– Kinh nghiệm: Đã từng tham gia nghiên cứu hay xuất bản quốc tế là một lợi thế
– Tính cách: Yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với nghiên cứu, quan tâm đến đề tài bình đẳng xã hội/giáo dục, tiếp thu nhanh, cầu tiến, chịu khó lắng nghe và học hỏi, làm việc độc lập và cộng tác nhóm tốt, tin tưởng vào quá trình và người hướng dẫn