Bí quyết để nổi bật giữa “rừng” hồ sơ có điểm trung bình và điểm thi cao chót vót

Nếu điểm trung bình và điểm thi các kỳ thi chuẩn hóa SAT/ACT của bạn không cao, đừng vội chán nản bởi điều khiến bạn đỗ vào trường đại học Mỹ mà mình mơ ước không chỉ phụ thuộc vào các loại điểm số này. Hãy cùng APUS tìm hiểu bí quyết giúp bạn nổi bật giữa “rừng” hồ sơ có điểm trung bình và điểm thi cao chót vót trong bài viết dưới đây.

Có nhiều học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhưng vẫn không vào được các trường Đại học tốt nhất mà mình mong muốn. Lí do là bởi các bạn thiếu những kỹ năng và trải nghiệm cho “passion projects” – các dự án theo thiên hướng và mối quan tâm của chính bạn. Đó có thể là các dự án, các hoạt động nghiên cứu, thực hành hay nỗ lực để học hỏi, mày mò và sáng tạo ra thứ gì đó. Nelson Ureña, một cựu thành viên trong Ban tuyển sinh của Đại học Cornell chia sẻ một trường hợp ứng viên mà anh cảm thấy ấn tượng. Bạn đó đã viết về niềm đam mê tìm hiểu thời tiết từng khu vực khác nhau trong bài luận của mình. Thậm chí bạn còn tự làm một trạm nghiên cứu thời tiết ngay tại nhà và đã mô tả rất kỹ càng quá trình mình làm. Từ trạm này, bạn thu thập dữ liệu và đưa nó cho một trạm tin tức cáp để chuyển vào phần dự báo thời tiết. Ureña cho rằng trải nghiệm của bạn sinh viên này thực sự quý giá, mang lại cho chính bạn những kỹ năng, và đặc biệt, nó chứng minh sự chăm chỉ, tinh thần sẵn sàng học hỏi, dám nghĩ và dám làm. Ngoài ra, bạn cũng có thư giới thiệu của thầy giáo, và thầy cũng mô tả bạn đam mê như thế nào với khoa học thời tiết. Vì thế, hội đồng tuyển sinh đánh giá rất cao hồ sơ của bạn này.

Vậy tại sao “passion projects” lại quan trọng đến vậy? Đó là bởi nó giúp chứng minh các kỹ năng cũng như mối quan tâm của bạn trong một lĩnh vực nhất định. Đồng thời, nó cũng là một thước đo tốt giúp hội đồng tuyển sinh cân nhắc xem bạn có thực sự phù hợp với trường và ngành mà bạn ứng tuyển. Giả sử, bạn ứng tuyển vào ngành Giáo dục học, thì nếu bạn có một dự án như video hóa các bài học khô khan trong sách giáo khoa chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ “ghi điểm” trong mắt hội đồng tuyển sinh. Ngoài ra, khi bạn sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để triển khai những dự án giúp theo đuổi đam mê của mình ngoài việc học, bạn sẽ chứng tỏ cho hội đồng tuyển sinh trường thấy rằng bạn năng động, quản lý thời gian tốt cùng với rất nhiều kỹ năng khác. Đặc biệt, những dự án ngoại khóa này còn giúp bạn thuyết phục bộ phận tuyển sinh rằng bạn là người có khả năng tạo ra được những ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Những cá nhân như vậy sẽ khẳng định bản thân hơn nhiều ứng viên có thành tích học tập tốt nhưng không có bất cứ mối quan tâm và cũng không có mong muốn đóng góp gì cho cộng đồng. Điều này là vô cùng quan trọng bởi suy cho cùng, mục tiêu của học tập cũng chính là có kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề, tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội.

Tóm lại, APUS khuyên các bạn học sinh rằng hãy bắt đầu với những “passion projects” ngay từ bây giờ. Hãy tìm cho mình hứng thú và đam mê, sau đó là những ý tưởng, rồi tới các dự án. Đừng ngại khi ban đầu đó chỉ là những dự án rất nhỏ hay có thể gặp thất bại. “Just do it!”, hãy cứ làm, cứ sai, ít nhất bạn sẽ có trải nghiệm đồng thời có kinh nghiệm để không lặp lại các lỗi sai đã gặp!

Để tìm ra mối quan tâm thực sự và biến những ý tưởng vào thực tế, bạn có thể tham gia webinar số 2 trong năm 2020 của APUS mang tên: “Why & how to find your passion projects?” sẽ diễn ra vào 9 p.m tối thứ 6 ngày 21/2 sắp tới. Link đăng ký: http://bit.ly/WebinarPassionProjects